Phạm tội khi sử dụng chất ma túy gây kích thích “ảo giác”

0
898

Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy gây kích thích “ảo giác”?

Luật sư tư vấn luật hình sự – Công ty luật Ngọc Anh

Tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (tình trạng bệnh tật ở đây là do bệnh lý tự phát sinh từ cơ thể của người đó) làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xác định được tình trạng rối loạn tâm thần dẫn đến mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do trực tiếp sử dụng chất ma túy gây ra kích thích (ảo giác) của người phạm tội không được coi là bệnh tâm thần, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Do vậy, mọi trường hợp người có hành vi phạm tội trong tình trạng rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng (mất hoặc hạn chế) khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà xác định được nguyên nhân trực tiếp tại thời điểm phạm tội là do sử dung chất ma túy gây kích thích “ảo giác” (tức là khi người thực hiện hành vi phạm tội không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do bệnh lý tự phát sinh từ cơ thể của họ) thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Phạm tội do hoang tưởng khi sử dụng ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì chưa có quy định cụ thể, riêng biệt cho trường hợp phạm tội trong tình trạng “ngáo đá”. Tuy nhiên, tại Điều 13 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật sư Ngọc Anh cho biết: trên thực tế những người bị “ngáo đá” trước đó là những người bình thường, có năng lực trách nhiệm với các hành vi của mình. Việc họ mất năng lực, hạn chế năng lực là do họ sử dụng chất kích thích, gây ảo giác dẫn đến hiện tượng “ngáo đá”. Chính họ tự làm bản thân mình bị giảm sút, khó khăn hoặc mất nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Người phạm tội hoàn toàn ý thức được điều này, nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm khi vi phạm  hoặc phạm tội trong tình trạng “ngáo đá”. Mặt khác, người “ngáo đá” thực hiện hành vi trong tình trạng loạn thần nhưng không phải là trường hợp bị tâm thần, nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội vẫn phải chịu hình phạt theo tội danh vi phạm.

 Trong thực tiễn, nhiều vụ án xét xử các trường hợp phạm tội khi “ngáo đá” đã cho thấy: Mặc dù Hội đồng giám định pháp y kết luận người phạm tội do hoang tưởng khi sử dụng ma túy, nhưng họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trường hợp có hành vi “ngáo đá” đã dùng dao đâm người khác, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, tương tự như trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.

Phạm tội trong khi “ngáo đá” còn là tình tiết tăng nặng

Pháp luật hình sự hiện hành không coi việc say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác như: thuốc lắc, ma túy,…là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tức là người phạm tội trong tình trạng say xỉn hay “ngáo đá” cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như người bình thường. Điều này được quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngoài ra, nếu sử dụng các chất kích thích mạnh thuộc danh mục chất cấm như ma túy còn có thể bị xử lý trách nhiệm hành chính. Điều này được quy định tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội./.

Luật sư bào chữa – Văn phòng luật sư Ngọc Anh

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trước[Infographic] Toàn bộ quy trình giải quyết vụ án hình sự dễ hiểu nhất
Bài tiếp theoMua nhà “có sổ hồng” được đăng ký hộ khẩu thường trú?