Vượt ngục bị phạt như thế nào?

0
740

Gần đây nổi lên những vụ vượt ngục của Nguyễn Văn Tình, Thọ Sứt hay Triệu Quân Sự. Vượt ngục hay trốn khỏi nơi giam giữ là lựa chọn của nhiều tử tù. Vậy vượt ngục bị phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

1. Vượt ngục là gì?

Vượt ngục là một seri phim nổi tiếng gồm nhiều phần, khi theo dõi bộ phim thì ta có thể hiểu rằng vượt ngục là hành động trốn khỏi nơi giam giữ hoặc thậm chí là trốn khi đang bị áp giải đi xét xử, chấp hành án. Vượt ngục là điều mà quốc gia nào cũng nghiêm cấm, tuy nhiên tại một số quốc gia thì vượt ngục lại là hành vi hợp pháp – Điều đó có nghĩa là người vượt ngục khi bị bắt lại cũng sẽ không phải chịu thêm hình phạt với hành vi này. Một số quốc gia điển hình có những điều luật này như: Đức, Bỉ, Áo, Mexico. Tại tòa án Mexico có quan điểm như sau: “khát khao tự do luôn tồn tại trong con người, cho nên tìm kiếm sự tự do thì không thể coi là có tội”. Tuy nhiên cần phải hiểu, khi một người vượt ngục thì cảnh sát sẽ được điều động để bắt giữ người đó quay trở lại, khi bị bắt thì người này sẽ bị giam giữ nhưng không bị tăng thời gian thụ án đồng thời có thể mất cơ hội được khoan hồng. Thêm nữa, vượt ngục là hợp pháp tại một số quốc gia nhưng những hành vi như: Đục phá cửa, tường bao sẽ có thể bị tội Phá hoạt tại sản, Đánh cai ngục có thể bị tội về gây thương tích ….

2. Vượt ngục bị phạt thế nào?

Vượt ngục bị phạt bao nhiêu năm? xử phạt thế nào là câu hỏi của nhiều tử tù. Vượt ngục tại Việt Nam được xếp vàoTội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử được quy định tại Điều 386 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Có thể thấy, trong trường hợp vượt ngục thông thường thì mức án tối đa chỉ là 3 năm tù. Trường hợp vượt ngục có tổ chức hoặc dùng vũ lực đối với lực lượng canh gác, áp giải thì mức phạt là 10 năm tù.
Đối chiếu với những trường hợp vượt ngục trước đây thì Thọ sứt và Nguyễn Văn Tình bị xử phạt tới 7 năm. Ngược lại thì Triệu Quân Sự có thể chỉ bị xử phạt đến 3 năm với tội danh này, tuy nhiên trong quá trình chạy trốn thì Triệu Quân Sự còn cướp điện thoại và xe gắn máy nên sẽ được truy tố cùng trong 1 phiên xét xử.
Tất nhiên đối với những người bị án tử hoặc chung thân thì việc thêm 1 vài năm tù thì sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm nên lựa chọn bỏ trốn là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên nhiều người đang hiểu về tù chung thân là sẽ ngồi tù cả đời, vì vậy mất niềm tin vào cuộc sống nên lựa chọn cách bỏ trốn. Điều này là sai lầm hoàn toàn, tù chung thân hoàn toàn có thể giảm xuống án số và đôi khi chỉ cần chấp hành 20 năm tù mà thôi
========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcĐất nằm trong quy hoạch, có được mua bán?
Bài tiếp theoTòa án sơ thẩm có quyền từ chối nhận chứng cứ trong thời gian tòa án phúc thẩm xét kháng cáo quyết định tạm đình chỉ?