“Vũ khí” duy nhất khi gia đình bạn bị xã hội đen đe dọa, quấy rối là nắm thật chắc những kiến thức pháp luật dưới đây để đáp trả những kẻ “hổ báo” ngông cuồng.
Gia đình tôi bị xã hội đen liên tục đe dọa, quấy rối, ảnh hưởng đến tinh thần và nền nếp sinh hoạt của gia đình tôi suốt 1 tuần qua, tôi báo công an nhưng khi các đồng chí xuất hiện thì chúng lại “lặn” mất. Tôi cần phải làm gì để xử lý tình huống này?
Do bạn không nói rõ tình hình cụ thể của việc bị xã hội đen đe dọa, quấy rối, nên Luật sư Vũ Văn Tiến (Công ty Luật TNHH Olympic) đã đưa ra tư vấn với hai tình huống xảy ra như sau:
Tình huống thứ nhất: Xã hội đen xuất hiện và tiếp xúc trực tiếp với bạn, gia đình bạn
Bước 1: Bạn hoặc người nhà bạn nên ghi âm, ghi hình, chụp hình những người đó để làm bằng chứng việc đe dọa, quấy rối trước tiên;
Bước 2: Gọi điện và thông báo tình hình cho cơ quan công an gần nhất, nếu không biết số điện thoại thì gọi cảnh sát 113, cảnh sát trật tự để được hỗ trợ bảo vệ kịp thời;
Bước 3: La lớn và kêu cứu để hàng xóm biết và hỗ trợ khi bạn và gia đình bạn bị chúng hành hung, đánh đập và xâm phạm đến thân thể, tài sản của bạn và gia đình;
Bước 4: Sau sự việc, bạn nên chụp hình, ghi hình hậu quả rồi tìm đến cơ quan công an có thẩm quyền để trình báo, tố cáo bằng văn bản, nộp bằng chứng để cơ quan công an có cơ sở xác minh, điều tra và xử lý giải quyết theo quy định của pháp luật;
Tình huống thứ hai: Xã hội đen không ra mặt, không tiếp xúc trực tiếp với bạn mà đe dọa, quấy rối bạn thông qua mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn, thư từ hoặc các phương tiện tương tự khác.
Bước 1: Tìm cách để xác định được thông tin về nhân thân của đối tượng đe dọa, quấy rối như: Tên, tuổi, địa chỉ chỗ ở,…; đồng thời, ghi âm, ghi hình cuộc gọi, chụp hình và lưu trữ những thông tin, tài liệu chứng minh về việc mình bị đe dọa, quấy rối làm bằng chứng. Nếu không thể xác định được thông tin nhân thân của đối tượng đe dọa, thì tìm cách ngăn chặn phương tiện liên lạc của đối tượng này đến bạn, cụ thể là chặn số điện thoại, chặn mạng xã hội,… nhằm mục đích để đối tượng phải lộ diện;
Bước 2: Liên hệ với tổ chức hành nghề thừa phát lại để lập vi bằng (nếu cần tạo lập và cũng cố thêm chứng cứ) để ghi nhận các bằng chứng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Sau khi có đủ thông tin và bằng chứng của đối tượng đe dọa, quấy rối, bạn nên đến cơ quan công an có thẩm quyền để trình báo, tố cáo bằng văn bản, nộp bằng chứng để cơ quan công an có cơ sở xác minh, điều tra và xử lý giải quyết theo quy định của pháp luật;
Theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà các đối tượng đe dọa, quấy rối sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cơ quan công an cũng sẽ có những biện pháp răn đe kịp thời để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tương tự nhằm bảo vệ cho gia đình bạn.
Một số điều luật tham khảo:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
- Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Đối với 02 người trở lên;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Xin cảm ơn luật sư!
Ngọc Hân (Dantri)
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino