Di chúc, giấy thừa kế và giấy ủy quyền hậu sự

0
848

Ai thừa kế nếu không có di chúc?

– Nếu một người qua đời nhưng không để lại di chúc hay hợp đồng thừa kế, sẽ áp dụng quy định thừa kế theo luật (gesetzliche Erbfolge). Theo đó, vợ/chồng còn sống và con cháu người để lại thừa kế trong nhóm nhận thừa kế Erbengemeinschaft, được thừa kế. Nếu không có con, thân nhân tiếp theo như cha mẹ hay anh chị em ruột được thừa kế. Tài sản thừa kế là tất cả tài sản người để lại thừa kế có vào thời điểm qua đời. Mức thừa kế phụ thuộc tài sản hôn nhân của vợ chồng cũng như cấp độ quan hệ thân nhân. Trong tổng tài sản hôn nhân để lại Zugewinngemeinschaft, vợ/chồng còn sống được thừa kế một nửa, nửa còn lại chia đều cho con cháu.

Làm thế nào để tránh áp dụng thừa kế luật định?

– Mỗi người có thể tự quyết định người thừa kế tài sản và ấn định trong di chúc hay hợp đồng thừa kế Erbvertrag. Một di chúc có hiệu lực khi do chính tay người để lại thừa kế viết và kí, có ghi địa điểm và ngày tháng. Vợ chồng có thể làm một di chúc chung. Thay vì tự viết di chúc, có thể thực hiện ở phòng công chứng để tránh trình bày sai và bảo vệ khỏi thất lạc. Trong hợp đồng thừa kế, con cái hay người thứ 3 có thể tuyên bố bỏ quyền thừa kế một phần. Hợp đồng thừa kế cũng áp dụng cho những người không kết hôn có thể áp dụng thừa kế lẫn nhau. Trong khi di chúc chung chỉ dành cho những người kết hôn.

Có thể ấn định người được thừa kế và tài sản thừa kế trong di chúc và hợp đồng thừa kế không?

– Để tránh viện đến tòa án, nên ấn định người được quyền nhận phần lớn tài sản. Nếu muốn chia cụ thể tài sản cho từng người, có thể thông qua di nguyện Vermảchtnis. Khi đó, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện di nguyện Vermảchtnis. Có thể ấn định người thay thế thực hiện di nguyện (Ersatzvermảchtnisnehmer). Nên ấn định cả người thừa kế thay thế Ersatzerbe, phòng trường hợp người được thừa kế qua đời trước.

Phải trả thừa kế một phần Pflichtteil cho ai và khi nào?

 – Nếu người để lại thừa kế có di chúc và loại những người thừa kế luật định (vợ/chồng, con cháu) ra khỏi danh sách thừa kế, thì những người này sẽ được thừa kế một phần. Nếu người để lại thừa kế không có con, bố mẹ người thừa kế được thừa kế một phần. Tài sản thừa kế một phần phải được trả bằng tiền mặt, trong vòng 3 năm kể từ khi biết về cái chết của người để lại thừa kế. Mức thừa kế bằng 50% khoản thừa kế luật định.

Có lợi gì khi tặng tài sản lúc còn sống?

– Một mặt, có thể tự sắp xếp người thừa kế và tuyên bố trước toàn gia đình. Mặt khác, tặng tài sản khi còn sống có thể giúp giảm tài sản thừa kế một phần để tránh đóng thuế thưà kế, khi trị giá tài sản thừa kế vượt quá ngưỡng miễn thuế. Điều này phụ thuộc vào thời gian người tặng còn sống sau khi tặng. Trong trường hợp này, mỗi năm còn sống, tài sản tặng không bị cộng vào tài sản thừa kế sau này 10% giá trị, có nghĩa sau 10 năm còn sống tài sản tặng không còn bị tính vào tài sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu sau khi tặng, người tặng vẫn giữ các quyền như quyền cư trú Wohnrecht, hay tặng cho vợ/chồng, sẽ không áp dụng thời hạn 10 năm này.

Ai đại diện khi người để lại tài sản mất khả năng tự quyết định?

– Tai nạn hay bệnh tật có thể khiến nhiều người không thể tự quyết định. Nếu không đề phòng trước, khi trường hợp này xảy ra, sẽ được chăm sóc bởi người do tòa án ấn định. Hành vi của người chăm sóc sẽ được tòa kiểm soát. Nếu có ủy nhiệm hậu sự Vorsorgevollmacht có thể tránh điều này. Có thể ấn định một hay nhiều người đáng tin cậy có trách nhiệm với tài sản pháp lý và những đồ đạc cá nhân.

Có nên sử dụng mẫu khai sẵn dành cho ủy quyền hậu sự Vorsorgevollmacht không?

– Khi điền các dữ liệu nên cẩn thận. Thông thường, ngân hàng và các cơ quan không chấp nhận giấy ủy quyền không có chứng nhận của công chứng, do ngay cả khi người điền đơn tự tay kí, nhưng không thể kiểm tra liệu vào thời điểm kí, người đó có đủ khả năng tự quyết định không. Để đảm bảo tất cả hồ sơ được chấp nhận, nên thực hiện tại phòng công chứng. Do tại đó có thể chứng nhận khả năng tự quyết định của người kí tên. Nếu người được ủy nhiệm có quyền can thiệp trong các sự việc liên quan đến nhà cửa, công ty, phải sử dụng mẫu của công chứng.

Vorsorgevollmacht có giúp tiết kiệm tiền không?

– Có, do chăm sóc theo lệnh toà rechtliche Betreuung phát sinh nhiều chi phí lâu dài, bị trừ vào tài sản người được chăm sóc. Theo đó, riêng phí trả tòa án hàng năm ít nhất 200 Euro. Trong khi đó, Vorsorgevollmacht ở phòng công chứng chỉ mất phí một lần, trong nhiều trường hợp ít hơn 200 Euro.

Có cần soạn thảo thêm di chúc của bệnh nhân Patientenverfügung không?

– Bên cạnh Vorsorgevollmacht nên làm cả Patientenverfügung. Trong di chúc này, bệnh nhân có thể ấn định phương thức điều trị trong trường hợp không làm chủ được bản thân. Nếu những ấn định này phù hợp hoàn cảnh sống và điều trị hiện tại, bác sĩ và người được ủy nhiệm thông qua Vorsorgevollmacht phải thực hiện. Nếu ấn định của bệnh nhân không rõ ràng hay chung chung, người được ủy nhiệm và bác sỹ đưa ra quyết định căn cứ vào mong muốn điều trị của bệnh nhân trong tình trạng điều trị hiện tại. Nếu không thể thống nhất, liệu quyết định đó có thật sự đúng với ước nguyện của bệnh nhân không, phải xin phép tòa án.

Nên cất ủy quyền hậu sự Vorsorgevollmacht và di chúc bệnh nhân Patientenverfügung ở đâu?

– Giấy ủy quyền và di chúc viết tay nên bảo quản tại nhà. Nếu thực hiện ở phòng công chứng, tất cả các bản gốc đều được bảo quản tại đó và người làm giấy nhận được chứng nhận Urkundsausfertigung. Điều này có thể xảy ra, khi người đó mất khả năng tự quyết định. Nên thông báo cho người thân nơi cất giấy tờ để tìm thấy nhanh chóng khi cần. Ủy quyền hậu sự Vorsorgevollmacht có thể được đăng kí trong danh bạ hậu sự của Phòng công chứng Liên bang. Nếu cần tòa án quyết định chăm sóc gerichtliche Betreuung, tòa có trách nhiệm tìm hiểu thông tin tại danh bạ hậu sự xem có ủy quyền hậu sự nào không. Nếu không sẽ ấn định chăm sóc khẩn Notbetreuung.

Phí công chứng?

– Đối với chứng nhận di chúc đơn Einzeltestament có tài sản thừa kế 50.000 Euro hay 150.000 Euro, phí công chứng thu thường ở mức 165 Euro hay 354 Euro. Cũng vậy, phí công chứng dành cho chứng nhận di chúc chung (gemeinschaftliches Testament) hay hợp đồng thừa kế Erbvertrag với tài sản 90.000 Euro hoặc 200.000 Euro tổng cộng thường ở mức 492 Euro hoặc 870 Euro. Ngoài ra phải đóng phí giấy tờ Schreibauslagen (0,15 Euro một trang) và các khoản như phí điện thoại, cước bưu điện 15 Euro. Phí chứng nhận Beurkundungsgebühr bao gồm tất cả dịch vụ công chứng như tư vấn phát luật, phác thảo, chứng nhận và chuyển cho tòa án thừa kế.

So sánh: Nếu người để lại tài sản thừa kế tự làm di chúc, không những không được tư vấn luật pháp kỹ lưỡng và không có được những mẫu câu mang tính pháp lý cao, mà trong trường hợp qua đời với tài sản tổng cộng 50.000 Euro  hay 150.000 Euro phải đóng hai khoản phí một lần: 165 Euro hay 354 Euro cho việc đệ đơn và xin cấp giấy chứng nhận thừa kế Erbschein. Trong khi ở phòng công chứng không phải đóng hai phí này.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục khai báo tạm vắng
Bài tiếp theoĐăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu