Giá trị pháp lý của giấy khai sinh được quy định như thế nào?

0
531

Như đã biết khai sinh là một quyền cơ bản của mỗi người; mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh. Và đây cũng là một trong những giấy tờ có giá trị; gắn liền với một người trong rất nhiều trường hợp. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng không ít những trường hợp lại coi nhẹ việc có loại giấy tờ này. Trên thực tế thì không phải ai cũng hiểu hết giá trị của tờ giấy khai sinh. Để làm rõ hơn thì hãy cùng với Luật Thái Hà tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Hộ tịch năm 2014

Thông tư 04/2020/TT-BTP

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Giấy khai sinh là gì?

Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 Giấy khai sinh được hiểu như sau:

” Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này”.

Theo quy định trên, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cấp cho cá nhân; khi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Và bao gồm những thông tin quan trọng cơ bản như sau:

Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh

 Thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thuộc về Ủy ban nhân dân. Cụ thể trong từng trường hợp như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh trong trường hợp: thực hiện đăng ký khai sinh trong nước; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha; mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài ( trừ trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam)

Thủ tục thực hiện đăng ký khai sinh

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tạiUBND cấp xã có thẩm quyền.

      Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.

Bản chính Giấy chứng sinh. Trong trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trong trường hợp cha; mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

      Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; đối chiếu thông tin trong Tờ khai; tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ đăng ký khai sinh do người yêu cầu nộp; xuất trình.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ; hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung; hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

       Bước 3: Trả kết quả

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định; nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh.

Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?

Tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau về Giấy khai sinh:

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

Trường hợp nội dung trong hồ sơ; giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ; cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

      Như vậy, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.

     Giấy khai sinh có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nếu có thay đổi, sai sót cần chỉnh sửa thì người có quyền yêu cầu thay đổi, cải chính giấy khai sinh có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcNội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Bài tiếp theoĐăng ký khai sinh cho con trường hợp cha mẹ sống chung như vợ chồng