Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo trúng thưởng

0
912

Trước đó, có rất nhiều nạn nhân đã sập bẫy lừa. Có trường hợp còn bị lừa trúng thưởng vàng dỏm, kèm tặng nước hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc của một công ty ở quận 3, TP Hồ Chí Minh. Qua tìm hiểu tại TP Hồ Chí Minh, các “công ty” đều không rõ địa chỉ, số điện thoại thì đối tượng sử dụng các sim “rác”.

Ông Lê Văn D (ngụ ấp Bàu Vừng, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, Tây Ninh), bức xúc kể: “Khoảng 10h ngày 14/10, tôi nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 08981271xx của người phụ nữ tự xưng Kiều Thư, nhân viên của Trung tâm tổ chức sự kiện Apple VN, thông báo gần những tháng cuối năm, công ty tổ chức nhiều đợt quay số trúng thưởng. Và tôi là khách hàng may mắn trong kỳ quay thưởng của Trung tâm, được trúng thưởng 1 điện thoại iPhone 11 Pro Max, trị giá 27.900.000đ”.

Sau đó, Kiều Thư hướng dẫn ông D đi đến văn phòng làm việc của Trung tâm tổ chức sự kiện Apple VN tại quận 1 để nhận thưởng. Khi ông D cho biết nhà xa quá không đi được, Kiều Thư nói: “Cháu sẽ gửi quà về cho chú theo đường bưu điện”.

Tiếp đó, người phụ nữ này yêu cầu ông D chuẩn bị số tiền 2.790.000đ là số tiền thuế thu nhập cá nhân để gửi trả cho Trung tâm khi nhận thưởng”.

Đến khoảng 11h ngày 16/10, ông D nhận được cuộc gọi của Kiều Thư thông báo phần quà của ông D đã được gửi đến Bưu điện huyện Gò Dầu và kêu ông D, đến để nhận. Tin lời, ông D đến Bưu điện huyện Gò Dầu thì nhận được bưu kiện số hiệu EK746226702VN với tên nơi gửi là Trung tâm tổ chức sự kiện Apple VN (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh), người nhận là ông Lê Văn D.

Bên ngoài bưu kiện được đóng mộc đỏ với dòng chữ: “Không được kiểm tra nội dung”, nghĩa là người nhận hàng phải nộp cho bưu điện tiền thu hộ trước rồi mới được mở bưu kiện để kiểm tra, số tiền thu hộ ghi trên bưu kiện là 2.790.000đ.

Chiếc Điện thoại iPhone 4 đã qua sử dụng mà ông D nhận được.

Ông D giao số tiền 2.790.000đ cho nhân viên bưu điện, nhận bưu kiện và mở ra xem hàng tại chỗ. Khi mở bưu kiện ra thì ông D phát hiện bên trong không phải là iPhone 11 Pro Max, mà là chiếc iPhone 4 đã cũ, không mở nguồn được. Biết mình đã bị lừa, ông D đến Công an trình báo.

Còn chị Vũ Thị C. (ngụ huyện Tân Châu, Tây Ninh) cho hay, vào ngày 2/11, chị đang làm việc tại đơn vị thì một người tên Thanh gọi đến. Người này nói chị là một trong 4 trường hợp được công ty chuyên bán hàng điện máy ở quận 1 (TP Hồ Chí Minh) quay số trúng thưởng vào đợt này.

“Đáng ngờ, người này nói vanh vách cả tên tuổi, địa chỉ tôi và cho biết tôi trúng giải thưởng xe tay ga trị giá 54 triệu đồng. Tuy nhiên, để được nhận quà, người này bảo tôi phải mua một trong số món hàng có giá trị chưa đến 2 triệu đồng/sản phẩm để hỗ trợ quảng cáo hàng cho công ty, gồm: 1 bếp gas (giá 1,7 triệu đồng), 1 bộ nồi nấu ăn (giá 1,5 triệu đồng) và 1 bếp nướng thịt (giá 1,8 triệu đồng). Người này yêu cầu tôi phải chọn ngay để công ty làm thủ tục giao xe tay ga, nếu không cơ hội qua nhanh không kịp để nhận thưởng.

Khi tôi hỏi ngày nào được xe tay ga thì người này nói sẽ giải quyết cho ngay trong ngày 2-11. Từng nghe nhiều về chuyện lừa qua mạng, tôi đưa ra yêu cầu khi được nhận xe trúng thưởng, tôi sẽ trả tiền để nhận các sản phẩm mua kèm. Có lẽ biết không thể lừa được tôi, đối tượng lập tức tắt máy. Tôi gọi lại cũng không được”, chị C kể.

Trước đó, có rất nhiều nạn nhân đã sập bẫy lừa. Có trường hợp còn bị lừa trúng thưởng vàng dỏm, kèm tặng nước hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc của một công ty ở quận 3, TP Hồ Chí Minh. Qua tìm hiểu tại TP Hồ Chí Minh, các “công ty” đều không rõ địa chỉ, số điện thoại thì đối tượng sử dụng các sim “rác”. Số điện thoại nạn nhân cung cấp đã bị khóa ngay thuê bao. Phần lớn, chúng nhắm đến “khách hàng” là những người lớn tuổi, phụ nữ đang sinh sống ở miền quê thiếu sự hiểu biết để lừa đảo.

Công an tỉnh Tây Ninh khuyến cáo, người dân khi nhận được các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, khách hàng cần hỏi rõ họ tên nhân viên, chức danh, đơn vị cung cấp thông tin. Đồng thời, cần phải kiểm tra chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp trên website chính thức, liên hệ với đơn vị tổ chức trao thưởng để xác thực thông tin.

Người dân cần bảo mật thông tin cá nhân, không tùy tiện cung cấp số CMND, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng. Mọi người cần cẩn trọng khi giao dịch điện tử và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để hỗ trợ điều tra, phát hiện, xử lý.

Lập nhiều tài khoản Facebook ảo lừa đảo người mua hàng

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Hoàng Dương (28 tuổi, trú tại 46/7 Trần Quý Cáp, phường Thuận Thành, TP Huế) về hành vi sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản.

Từ tháng 1/2020, nhận thấy mặt hàng nhiệt kế hồng ngoại và các sản phẩm gia dụng có xuất xứ nước ngoài được nhiều người đặt mua nên Dương lập tài khoản Facebook “Dương Quang Hải” để đăng thông tin nhận mua giúp các mặt hàng nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Để tạo lòng tin với người mua hàng, Dương lập thêm 5 tài khoản Facebook ảo vào tương tác, bình luận đã mua được các mặt hàng đạt chất lượng. Sau khi bị hại tin tưởng và liên hệ nhờ đặt hàng, Dương yêu cầu người mua hàng chuyển tiền đặt cọc thông qua ví điện tử Momo, hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Với thủ đoạn này, đến thời điểm bị bắt giữ, đối tượng Dương đã chiếm đoạt hơn 60 triệu đồng của 30 nạn nhân. (Anh Khoa)

Về Trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 139 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản(Thời điểm bộ luật vẫn còn hiệu lực)

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

Về trách nhiệm dân sự:

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Hai giao dịch dân sự giữa người nhà bạn với người nhờ xin việc và người trên danh nghĩa chạy việc có mục đích là dùng tiền bằng cách nào xin việc. Xét về khía cạnh chuẩn mực đạo đức xã hội pháp luật không đảm bảo về giao dịch dân sự, tức không đủ điều kiện tại Điểm c Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó giao dịch dân sự vô hiệu.

Căn cứ vào quy định theo Điều 122 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như trên thì giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận khôi phục tình trạng ban đầu. Trường hợp của bạn vì bên danh nghĩa chạy việc không trả người nhà bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự để  đòi lại khoản tiền.

Theo Đ. Mừng-T. Nhung/Công an nhân dân

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcQuy định về mời Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Bài tiếp theoThủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2020