Tội bắt giữ người trái pháp luật

0
591

Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, được hiểu là hành vi thực hiện bắt, tạm giữ, tạm giam người không đúng với qui định của pháp luật. Trái pháp luật có thể là không đúng thẩm quyển nhưng đúng thủ tục mà pháp luật quy định.

Tự do về thân thể là quyền quan trọng của công dân, là khách thể được luật hình sự bảo vệ bằng việc quy định về các tội phạm cụ thể như tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về tội phạm này, Luật Hoàng Phi sẽ bình luận về các yếu tố cấu thành tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội trong nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 157 – Bộ luật hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tư vấn Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Điều luật quy định ba tội gồm:

– Tội bắt người trái pháp luật.

– Tội bắt giữ người trái pháp luật.

– Tội giam người trái pháp luật.

Thứ hai: Các yếu tố cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Đối với tội bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ;

Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam);

– Đối với tội giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà, bắt ngồi tại chỗ…) trong một thòi gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).

– Đối với tội giam (tạm giam) người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong buồng, trong trại giam..).

– Dấu hiệu khác. Hành vi bắt giữ, hoặc giam người nêu trên phải trái với pháp luật, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:

+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.

+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lai không lập biên bản theo đúng quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng…

Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

Tuy nhiên cần chú ý: Trường hợp bắt người trái pháp luật nhưng nhằm để chiếm đoạt tài sản (đưa ra yêu sách về tài sản đối với thân nhân của người bị bắt) thì hành vi này cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân mà không cấu thành tội này.

– Hậu quả của tội này thường là làm cho người bị hại hoặc do bị uất ức dẫn đên tự sát, hoặc bị tra tấn dùng nhục hình, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ… Tuy nhiên hậu quả đó không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc lượng hình.

– Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng vói dấu hiệu cấu thành cơ bản của một tội khác, thì người có hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.

Ví dụ: bắt phụ nữ nhằm mục đích bán sang Trung Quốc kiếm tiền thì phạm tội mua bán người; hoặc bắt người trái pháp luật nhưng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (đưa ra yêu sách về tài sản đối với người thân của người bị bắt), thì hành vi đó cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và đương nhiên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.

– Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm đến việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật.

Ví dụ: Chuẩn bị công cụ phương tiện, địa điểm, thời gian, lực lượng để thực hiện tội phạm. Nếu chưa bắt, giữ, giam được người bị hại thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này ở giai đoạn chuẩn vị, hoặc phạm tội chưa đạt.

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt chung của ba tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối vôi một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Hành vi này được hiểu là người có chức vụ, quyền hạn trong việc bắt, giữ hoặc giam người đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.

+ Đối với người thi hành công vụ: Người thi hành công vụ là những người đang thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của Nhà nước, (người này có thể là cán bộ, công chức Nhà nước hoặc được hợp đồng để làm một sô” công vụ của Nhà nước).

+ Phạm tội nhiều lần: Được hiểu là hành vi phạm tội này từ hai lần trở lên, mỗi lần phạm tội đều có đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và trong các lần phạm tội .đó chưa lần nào bị truy cứu trường hợp hình sự và cũng chưa hết thòi hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với nhiều người: Được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội đối vối từ hai người bị hại trở lên.

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ: Việc bắt sai đã dẫn đến người bị bắt oan tự sát.

– Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Vụ án nóng: Vụ Phó trưởng Công an phường đánh phụ nữ ở Cao Bằng: Bác sĩ “ra lệnh” bắt giữ người là ai?

Khi đến nơi, người đàn ông chỉ tay “ra lệnh” cho những người đi cùng khống chế, bắt giữ người thanh niên tại quán cắt tóc,

Liên quan đến vụ Phó trưởng Công an phường Sông Bằng đưa người đến hành hung phụ nữ, bắt người tại phường Đề Thám (TP. Cao Bằng), Công an TP. Cao Bằng đã xác minh, làm rõ danh tính những người liên quan.

Theo đó, ông Đặng Đình Đoàn – Phó trưởng Công an phường Sông Bằng (TP. Cao Bằng) là người trực tiếp có hành vi đánh chị Triệu Mùi Khe và anh Phùng Đức Nam tại quán cắt tóc My Hair Salon (tại tổ 1 phường Đề Thám, TP. Cao Bằng) vào đêm 28/4/2022

Clip: Ông Đặng Đình Đoàn – Phó Trưởng công an phường Sông Bằng đưa người đến bắt người, đánh phụ nữ trong quán cắt tóc ở Cao Bằng (Nguồn: MXH).

Hai người còn lại đi cùng trên ô tô là ông Nguyễn Văn Mạnh – Bác sỹ Bệnh viện 103 Cao Bằng tại tổ 11 (phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng) và một cán bộ công an phường mặc sắc phục được Phó trưởng Công an phường Sông Bằng chỉ đạo đi cùng để “giải quyết” vụ việc.

Trong clip người dân cung cấp, người đàn ông mặc áo xanh dương đã lớn tiếng chỉ tay ra lệnh “bắt” thì người đàn ông mặc áo trắng cùng một người mặc sắc phục công an lôi kéo, tát, quật ngã và khống chế nam thanh niên (mặc áo vàng) định đưa lên ô tô nhưng bị ngăn cản.

Khi nam thanh niên mặc áo vàng hỏi đã làm gì mà bị bắt thì người đàn ông mặc áo xanh dương lớn tiếng cho rằng sẽ có bằng chứng. Ngay sau đó, người đàn ông mặc áo trắng (được xác định là ông Đặng Đình Đoàn) đã quay sang xô đẩy, tát người phụ nữ.

Trao đổi với Gia đình Việt Nam, ông Nông Tuấn Phong – Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng khẳng định, qua rà soát không có bác sĩ do Sở Y tế Cao Bằng quản lý liên quan đến vụ việc nêu trên.

“Theo thông tin nắm được, trường hợp này là người làm cho Phòng khám Đa khoa 103 Cao Bằng. Đây là cơ sở y tế ngoài công lập. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa 103 đang xem xét, giải quyết và có thông tin đến Sở Y tế Cao Bằng sau”, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng cho biết.

Nhìn nhận vụ việc dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ – Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, nếu đã xác định người mặc áo trắng trong clip là Phó trưởng công an phường, dù cô gái bị đánh không tố cáo về hành vi cố ý gây thương tích thì cũng vẫn cần xem xét về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

“Hành vi của những người này có dấu hiệu vi phạm pháp luật là “Cố ý gây thương tích” và “Bắt giữ người trái pháp luật” nên cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ sự việc để xử lý theo quy định của pháp luật”, Luật sư Đặng Văn Cường nói.

Theo quy định của pháp luật thì cơ quan chức năng chỉ được phép bắt người phạm tội quả tang, bắt người theo lệnh truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để thi hành hình phạt tù, giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Tất cả các hoạt động tố tụng này phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

“Việc bắt giữ người phải được thực hiện theo quy trình, quy định của pháp luật. Khi bắt người phải có lệnh bắt người, công bố lệnh và có sự giám sát của Viện kiểm sát cùng cấp. Người bị bắt có quyền được biết mình bị bắt vì lý do gì và được quyền khiếu nại đối với quyết định bắt người”, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcXây dựng nhà ở nông thôn phải xin giấy phép xây dựng
Bài tiếp theoGiấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp như thế nào?