Súng bắn điện là vũ khí hay công cụ hỗ trợ ?

0
1185
Khoảng ..h00’ ngày …2019, để có tiền trả nợ nên Nguyễn Thành Hãn nảy sinh ý định cướp tài sản tại các tiệm vàng trên địa bàn xã A, Hãn bỏ búa vào túi quần trái, lấy súng bắn điện bỏ vào túi quần phải, đeo đôi găng tay màu đen, đến đoạn tiệm vàng Ngọc Kim Cúc thuộc xã A của Đỗ Thanh Lịch, sinh năm 1975 là chủ tiệm vàng. Quan sát thấy tiệm vàng mở cửa và vắng người nên Hãn dừng xe lại, gài số 1, chờ sẵn không tắt máy và đi bộ vào bên trong tiệm, tay trái cầm búa đập vỡ tủ kính trưng bày vàng, cướp đi một số sợi dây chuyền vàng thì Lịch phát hiện hô hoán “Cướp! Cướp!”. Lúc này, Hãn dùng súng điện bắn Lịch rồi tẩu thoát ra ngoài, Lịch đuổi theo tiếp tục hô hoán thì được người dân xung quanh chạy đến vây bắt, Hãn bỏ chạy về hướng đồng ruộng phía Bắc. Khi người dân truy đuổi kịp thì Hãn dùng súng điện hăm dọa và bắn vào những người dân nhưng không trúng. Sau đó, Hãn bị người dân bắt giữ được cùng tang vật là 04 sợi dây chuyền kim loại màu vàng có trọng lượng 7,29 chỉ trên người Hãn, 02 sợi dây chuyền kim loại màu vàng có trọng lượng 4,14 chỉ tại hiện trường. Tổng cộng 11,43 chỉ vàng. Hãn bị khởi tố và tạm giam về tội cướp tài sản. Hiện nay, có 02 quan điểm : 1.Hãn phạm tội thuộc khoản 1 Điều 168 BLHS do súng điện không phải là vũ khí mà là công cụ hỗ trợ. 2, Hãn phạm tội thuộc điểm d khoản 2 Điều 168 BLHS điểm d do sử dụng súng điện là vũ khí.

Câu trả lời của Luật sư Đỗ Ngọc Anh

Theo điểm d khoản 2 Điều 168 BLHS, phạm tội trong trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác thì bị phạt tù từ 07 đến 15 năm.
Theo điểm a khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, súng bắn điện là công cụ hỗ trợ, không phải là vũ khí.
Như vậy, Hãn phạm tội thuộc khoản 1 Điều 168 BLHS.

Điều luật tham khảo

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Súng bắn điện, liệu có an toàn?

Súng bắn điện (Tasers) đã trở thành một thiết bị quan trọng của những người thực thi pháp luật trên khắp thế giới. Nhiều cảnh sát tin tưởng rằng, họ có thể giải quyết bất kỳ xung đột nào mà không cần tới bạo lực khi có thiết bị này.

Tasers được sử dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật trên khắp thế giới. Nhưng theo The Guardian, chỉ tính trong năm 2015 tại Mỹ, nó đã làm 48 người chết.

Trong khi đó, các nhà sản xuất vẫn lập luận rằng đây là vũ khí không gây chết người. Nick Berardino- đạo diễn của bộ phim Tài liệu – Điều tra “Killing them safely” khi xem xét các ứng dụng của Tasers cho rằng, sự nguy hiểm gây ra bởi điện giật đang bị đánh giá thấp.

Một vài trường hợp được kể đến như Natasha McKenna- một tù nhân- bị nhận bốn lần xả súng điện vì không tuân theo mệnh lệnh của lực lượng bảo vệ nhà tù. Khi sự việc xảy ra, thiết bị này đã đóng vai trò quyết định trong cái chết của Natasha. Sau đó, nó đã bị hạn chế sử dụng trong nhà tù.

David Lynch 33 tuổi cũng đã bị giết bởi tasers. Anh đã bị cảnh sát bắn súng điện tại hiện trường một vụ tai nạn đường bộ. Sau đó, nhân viên điều tra đã tìm thấy rằng sốc điện chính là nguyên nhân chính gây tử vong cho Lynch.

Một trường hợp nữa là Reed Kelvona 39 tuổi, đã bị tim ngừng đập sau ít nhất ba cú sốc Taser.

Việc sử dụng súng bắn điện đã trở thành chủ đề của bộ phim Tài liệu – Điều tra “Killing them safely”.

Để hiểu lý do tại sao thiết bị này có thể gây chết người, chúng ta hãy xem cách nó hoạt động. Áp suất từ thiết bị đẩy hai mũi tên bắn ra với vận tốc khoảng 60 mét/giây. Mũi tên sẽ xuyên qua cơ thể và quần áo. Sau đó, trong vòng năm giây, thiết bị sẽ phát ra dòng điện với cường độ 19 nhịp/giây. Thời gian sốc điện có thể được dừng lại bởi người sử dụng nếu không, người bị bắn sẽ chịu những cú sốc điện liên tục trừ khi thiết bị hết pin.

Các trường hợp bị sốc điện sẽ choáng và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Nhân viên cảnh sát có thể gây ra cái chết cho đối tượng trong khi có thể họ không phải mối đe dọa hay gây nguy hiểm cho xã hội.

“Những người bình thường cho rằng súng bắn điện là một thiết bị thay thế vũ khí giết người. Trong khi, các nhân viên cảnh sát lại nói rằng nó là một công cụ giúp giải quyết xung đột một cách hiệu quả mà không cần sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong là rõ ràng bởi kết quả cho thấy có nhiều người đã chết” – Đạo diễn Berardino cho biết.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcXác định tài sản của vợ, chồng
Bài tiếp theoHình thức và phương thức gửi báo cáo về điều tra hình sự được quy định như thế nào?