Điều tra viên là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của các điều tra viên

0
5424

Trong Bộ luật tố tụng hình sự nước ta quy định rõ ràng về các điều tra viên. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm thu thập, tìm kiếm bằng chứng của tội phạm hình sự, theo đó, đưa ra những quyết định xử phạt theo đúng trong quy định của pháp luật. Vậy điều tra viên là gì? Chắc  chắn có rất nhiều bạn muốn biết những thông tin hữu ích về vấn đề này. Hãy cùng Luật Đỗ Gia Việt tìm hiểu ngay nhé!

Điều tra viên là gì?

Điều tra viên được hiểu đơn giản chính là những người thực hiện nhiệm vụ điều tra hình sự theo đúng quy định của pháp luật. Điều tra viên được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như ủy viên tư pháp công an, tổ chức tư pháp công an, ủy viên công an quân pháp,… cùng nhiều tên gọi khác nhau.

Điều tra viên là những người thực hiện công việc điều tra, làm rõ tình tiết vụ án

Họ là người tiến hành tố tụng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra như thủ trưởng, phó thủ trưởng. Việc tiến hành điều tra nhằm thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm có thật sự phạm tội hay không và làm sáng tỏ các tình tiết vụ án một cách nhanh chóng, toàn diện, không làm oan người vô tội.

Các điều tra viên sẽ có quyền hỏi cung bị can, tuy nhiên không được phép sử dụng tư hình bức cung, bắt buộc tội phạm nhận tội. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can trong vụ án. Điều tra viên sẽ áp dụng những chiến thuật mà pháp luật cho phép để thu thập thông tin từ phía bị can.

Nhiệm vụ và quyền hạn của điều tra viên

Các điều tra viên có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

  • Lập hồ sơ vụ án hình sự theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên.
  • Triệu tập, hỏi cung bị can cùng những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vụ án bao gồm người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự,…
  • Quyết định áp giải bị can, dẫn giải người làm chứng.
  • Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, thu giữ, tạm giữ tài sản
  • Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra nhằm làm rõ tình tiết vụ án.
  • Tiến hành hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nhằm đảm bảo nắm bắt tình hình vụ án, tìm ra tội phạm, tránh làm hàm oan người khác. Các hoạt động điều tra tuân theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan điều tra.

Nhiệm vụ của các điều tra viên là thu thập, điều tra, tìm kiếm chứng cứ

Trên cơ sở việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được,… các điều tra viên sẽ phải đưa ra chiến thuật dự kiến hỏi cung cho từng tình huống cụ thể khác nhau. Dự kiến hỏi cung của điều tra viên sẽ được thông quan bởi cấp trên theo những trường hợp được yêu cầu.

Các điều tra viên sẽ phải làm rõ vai trò của từng tên tội phạm trong vụ án nếu đó là vụ án thực hiện theo hình thức đồng phạm. Họ sẽ thu thập tài liệu, thông tin cần thiết để là rõ trách nhiệm của chúng, trên cơ sở đó đưa ra các mức xử phạm cho từng đối tượng.

Những việc điều tra viên không được phép làm

Bên cạnh quyền hạn và trách nhiệm trong việc điều tra vụ án, thu thập chứng cứ, hỏi cung tội phạm. Các điều tra viên sẽ không được phép làm những việc sau:

  • Những việc có trong quy định của pháp luật yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, chiến sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân không được phép làm. Nếu có dấu hiện tiến hành sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà nước.
  • Tư vấn cho người bị bắt, bị can, bị cáo, đương sự,… những người phạm tội hướng giải quyết không đúng với quy định của pháp luật về vụ án.
  • Can thiệp, lợi dụng các mối quan hệ để giải quyết vụ án, vụ việc theo chiều hướng tốt hơn hoặc giảm nhẹ tội cho người phạm tội.
  • Tự ý mang hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan. Trừ trường hợp có sự đồng ý của người có thẩm quyền mới được phép đưa những bộ hồ sơ này ra bên ngoài.
  • Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hay những người tham gia tố tụng mà mình đang có thẩm quyền giải quyết ngoài những nơi quy định. Việc làm này nếu bị phát hiện, chụp lại bằng chứng sẽ bị xử phạt theo quy định nhà nước. Mức độ nặng nhất chính là tước quyền điều tra viên.

Thông thường, thời hạn bổ nhiệm lần đầu đối với các điều tra viên sẽ là 5 năm. Trường hợp được bổ nhiệm hoặc nâng ngạch thì thời hạn này sẽ được kéo dài hơn là 10 năm. Việc bổ nhiệm này sẽ dựa vào biểu hiện của người điều tra viên xem có làm tốt công việc được giao hoặc có khả năng điều tra phá án được đánh giá cao.

Các điều tra viên cần đảm bảo việc điều tra công bằng, liêm chính và minh bạch

Qua đây, các bạn đã biết điều tra viên là gì và những thông tin hữu ích về vấn đề này. Đội ngũ điều tra giúp bạn thu thập, tìm kiếm chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án, đưa ra hướng xử phạt công bằng nhất.

Điều tra hình sự là gì? Thẩm quyền và bản chất của điều tra hình sự

Quy trình nghiệp vụ mà cảnh sát cần điều tra khi bắt tội phạm ở mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm được gọi là điều tra hình sự. Vậy điều tra hình sự là gì? Bản chất pháp lý và vai trò của hình thức điều tra nào được hiểu như thế nào? Chắc hẳn có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu thông tin về vấn đề này. Hiểu được điều đó, Luật Đỗ Gia Việt sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về điều tra hình sự. Cùng tìm hiểu và đọc bài chia sẻ dưới đây nhé!

Điều tra hình sự là gì?

Điều tra hình sự là quá trình thực hiện các hoạt động điều tra về những người phạm tội ở mức độ nghiêm trọng và xử lý theo mức độ hình sự. Đây thường là giai đoạn thứ 2 mà những người có thẩm quyền trong các vụ tố tụng phải thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, liêm chính.

Việc điều tra dựa trên và căn cứ vào những quy định pháp luật cùng với sự chi phối, kiểm tra giám sát của Viện Kiểm Soát. Điều tra hình sự nhằm thực hiện và tiến hành thu thập, củng cố chứng cứ, thu thập tài liệu, nghiên cứu tình tiết vụ án nhằm phát hiện tội phạm một cách kịp thời.

Điều tra hình sự là một trong những giai đoạn không thể thiếu khi xét xử vụ án

Dựa vào những điều tra ban đầu đưa ra những quyết định về vụ án hình sự và chuyển tất cả tài liệu vụ án để phục vụ cho việc điều tra của Viện Kiểm Sát để truy tố trách nhiệm. Những phạm nhân vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm đều cần điều tra hình sự giai đoạn 2.

Hoạt động điều tra hình sự có tính chất quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao. Những người thực hiện công việc điều tra cần đảm bảo tính công bằng liêm chính, không bóp méo sự thật sẽ gây ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án. Bởi vậy, hoạt động này luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu.

Công việc điều tra hình sự cần tuân thủ theo đúng quy định và chế tài của luật pháp Việt Nam quy định. Đi kèm với đó là việc xử lý những nguồn thông tin nhận được trong quá trình điều tra nhằm phân biết, xác định sự thật, hung thủ của vụ án.

Bản chất pháp lý của việc điều tra hình sự

Sau khi đã biết điều tra hình sự là gì, các bạn nên tìm hiểu bản chất của việc điều tra hình sự tránh trường hợp nhầm với những nghiệp vụ điều tra vụ án khác. Thực chất, điều tra hình sự là một giai đoạn hoàn toàn độc lập của tố tụng hình sự. Giai đoạn này nhằm thực thực hiện các biện pháp cần thiết theo luật pháp Việt Nam để chứng minh hành vi phạm tội và người phạm đội.

tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

Bản chất của điều tra hình sự chính là tìm kiếm, thu thập chứng cứ

Cùng với đó, bên điều tra cần đưa ra những kiến nghị để các cơ quan điều tra áp dụng, có những biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm. Thời điểm điều tra hình sự bắt đầu từ khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án. Sau quá trình điều tra, Cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước tòa.

Thẩm quyền điều tra hình sự 

Thẩm quyền điều tra hình thường được phân chia theo nhiều từng trường hợp cụ thể như sau:

Theo sự việc

Các cơ quan điều tra các cấp sẽ đảm nhận nhiệm điều tra những vụ hình sự về tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân và toà án quân sự tương ứng. Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu sẽ có thẩm quyền điều tra những vụ án tại quận huyện, thị xã, tỉnh thành phố tương ứng. Những đối tượng phạm tội có yếu tố nước ngoài cần trực tiếp điều tra cũng do đơn vị này chịu trách nhiệm.

Cơ quan điều tra cấp trung cương điều tra các vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều tỉnh thành phố trực thuộc. Ngoài ra, còn có những vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều quốc gia.

tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

Các cơ quan điều tra các cấp sẽ có quyền điều tra đối tượng tội phạm tương ứng

Theo lãnh thổ

Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra hình sự với những vụ án xảy ra trên địa phận của mình. Nếu như tội phạm gây án ở nhiều nơi khác nhau thì địa điểm gây án ở đâu sẽ thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra nơi tội phạm cư trú, bị bắt hoặc nơi phát hiện tội phạm.

Theo đối tượng

Việc điều tra hình sự sẽ có sự phân định thẩm quyền rõ ràng, tránh làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của các cơ quan nhà nước. Sự phân định giữa cơ quan thẩm quyền trong Công an nhân dân với Quân đội nhân dân; giữa viện kiểm sát nhân dân tối cao với viện kiểm sát quân sự trung ương căn cứ theo tội phạm và đối tượng bị xâm hại.

Qua bài viết, các bạn đã biết điều tra hình sự là gì và những thông tin hữu ích khi điều tra hình sự, quy định trách nhiệm của các cơ quan. Theo đó, bạn cũng hiểu hơn về việc điều tra hình sự theo pháp luật nhà nước.

Cơ quan điều tra là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra

Khái niệm cơ quan điều tra là gì luôn là vấn đề mà rất nhiều bạn quan tâm, đặc biệt là những bạn đang theo học chuyên ngành luật. Trên thực tế, trong các vụ án tố tụng hình sự, chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến cụm từ này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Đỗ Gia Việt sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. Những thông tin này có thể sẽ hữu ích cho các bạn. Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Cơ quan điều tra là gì

Cơ quan điều tra được hiểu đơn giản là cơ quan tiến hành có công việc tố tụng nhằm điều tra các tội phạm thuộc nhiều mức độ vi phạm khác nhau. Công việc điều tra của các cơ quan này dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Cơ quan điều tra có nhiệm vụ điều tra đối tượng vi phạm pháp luật với nhiều mức độ khác nhau

Các cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền thực hiện tố tụng nhất định, do nhà nước quy định rõ ràng trong các khoản luật, cụ thể như sau:

  • Đối với lực lượng Công An Nhân Dân: Cơ quan cảnh sát chịu trách nhiệm điều tra Bộ Công An, cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, huyện tương ứng. Ngoài ra, cơ quan an ninh cũng chịu trách nhiệm điều tra tương tự.
  • Đối với lực lượng quân đội nhân dân: Cơ quan điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra quân khu Bộ quốc phòng và cấp tỉnh, huyện tương đương.
  • Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra viện kiểm sát quân sự trung ương và một số các cơ quan điều tra khác có thẩm quyền điều tra trong phạm vi nhất định.

Nhìn chung, với mỗi lực lượng chức năng riêng sẽ có cơ quan điều tra tương ứng nhằm đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời bảo vệ tốt cho quyền lợi và cuộc sống của người dân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều tra

Sau khi đã biết cơ quan điều tra là gì, hãy cùng tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ này nhé. Trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, điều 8 của nước ta có quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này như sau:

  • Tiếp nhận các vấn đề về tội phạm, giải quyết những tố giác, tin báo có liên quan đến đối tượng tình nghi và đưa ra các kiến nghị khởi tố hình sự nếu có đầy đủ bằng chứng.
  • Tiếp nhận hồ sơ vụ án được các cơ quan cấp trên giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra chuyển giao.
  • Điều tra tội phạm. lập hồ sơ và đề nghị truy tố. Cơ quan điều tra có thể áp dụng mọi biện pháp để điều tra vụ án, thu thập bằng chứng, tìm kiếm đối tượng tình nghi để đưa ra những kết luận chính xác nhất.
  • Xác định nguyên nhân, những lý do phạm tội, đưa ra yêu cầu để các cơ quan tổ chức có được biện pháp khắc phục và ngăn ngừa kịp thời. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho dân sinh xã hội, hạn chế những trường hợp vi phạm tiếp theo.

Nhiệm vụ của các cơ quan điều tra là tìm kiếm, thu thập chứng cứ của đối tượng bị điều tra

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra sẽ không được quyền từ chối tiếp nhận những tố giác, kiến nghị khởi tố. Điều này đã được quy định rõ ràng trong các điều luật, tránh trường hợp việc từ chối những vụ án khó, nan giản và chỉ tiến hành điều tra vụ án đơn giản, mức độ nghiêm trọng không cao.

Trong quá trình điều tra, các cơ quan có thể thực hiện tất cả các biện pháp từ khám nghiệm thị trường, khám nghiệm tử thi, định giá tài sản để thu thập bằng chứng. Những nguồn thông tin tiếp nhận đều được kiểm duyệt qua nhiều lần nhằm đảm bảo tính chính xác.

Các bài học rút ra trong quá trình điều tra sẽ rất có ích cho việc phòng chống tội phạm trên cả nước. Vì vậy, cơ quan điều tra khi tiến hành thẩm định bất kỳ vụ án đều cần lưu lại hồ sơ điều tra cụ thể và chi tiết nhất.

Những hành vi bị cấm trong quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra

Bên cạnh nhiệm vụ và quyền hạn, trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, nhà nước ta có quy định những hành vi bị cấm trong quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra. Cụ thể gồm các hành vi như sau:

  • Không được phép làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây ảnh hưởng đến kết quả kết án cuối cùng.
  • Ép buộc người khám thực hiện những hành vi trái pháp luật, làm lộ bí mật điều tra các vụ án từ đó gây ảnh hưởng tới nhiều người.
  • Bức cung, dùng hình tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, hạ nhục con người hay sử dụng bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Các cơ quan điều tra không được phép bức cung, tra tấn đối tượng vi phạm để lấy được lời khai

Như vậy, các bạn đã biết thông tin về khái niệm cơ quan điều tra là gì và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra. Nhà nước có quy định rõ ràng về việc điều tra, giám sát hay những hành vi bị nghiêm cấm của các cơ quan điều tra.

Thời hạn điều tra là gì? Quy định về việc gian hạn điều tra, gia hạn tạm giam

Thời hạn điều tra là gì? Quy định của pháp luật Việt Nam về thời hạn điều tra cho từng từng vụ án khác nhau như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về luật pháp nước ta. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, Luật Đỗ Gia Việt sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề này. Chúng tôi mong muốn bạn hiểu rõ hơn về thời hạn điều tra trong nhiều bộ luật khác nhau.

Thời hạn điều tra là gì?

Thời hạn điều tra là thời hạn mà pháp luật quy định cho phép các cơ quan điều tra tiến hành điều tra, làm rõ vụ án. Tất cả cơ quan điều tra đều phải nắm rõ những thời hạn này nhằm đảm bảo tìm được kết quả vụ án trước khi tiến hành xử phạt ra tòa.

Quy định trong luật pháp Việt Nam, thời hạn điều tra sẽ bắt đầu từ ngày khởi tố vụ án đến ngày kết thúc điều tra. Trong trường hợp các cơ quan điều tra tiếp nhận vụ án từ những đơn ví khác có thể là bộ đội biên phòng, Hải quan,… nhiều cơ quan khác thì thời gian điều tra cũng không được tính thêm mà vẫn tính từ ngày khởi tố vụ án.

Thời hạn điều tra là gì?

Thời hạn điều tra vụ án có quy định theo từng mức độ nghiêm trọng của vụ án. Thông thường, tội ít nghiêm trọng thời gian điều tra là 2 tháng; tội nghiêm trọng được điều tra không quá 3 tháng; tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được phép điều tra không quá 4 tháng.

Những vụ án mang tính chất phức tạp thời hạn điều tra sẽ được điều tra kéo dài thêm 10 ngày trước khi hết hạn. Cùng với đó, cơ quan điều tra sẽ phải có văn bản đề nghị viện trưởng Viện Kiểm Sát gia hạn thêm cho phép điều tra nhằm làm rõ vụ án.

Quy định gia hạn điều tra theo Luật pháp Việt Nam

Sau khi biết được thời hạn điều tra là gì, các bạn cần nắm rõ những quy định gia hạn điều tra. Pháp luật nước ta có quy định cụ thể về việc gia hạn điều tra để tránh những vấn đề rắc rối về sau này. Việc gia hạn được thực hiện như sau:

Với những tội ít nghiêm trọng, thời gian gia hạn điều tra 1 lần thường không quá 2 tháng. Việc gia hạn này phải có sự thông qua của Viện trưởng Viện Kiểm Sát cấp khu vực đồng ý gia hạn. Tùy thuộc theo vụ án được xử lý ở đâu sẽ có cơ quan Viện Kiểm Sát tương ứng thụ lý và đồng ý gia hạn. Đương nhiên, lý do gia hạn cũng cần hợp tình, hợp lý, đảm bảo tính xác thực.

Đối với những tội nghiêm trọng thì được phép gia hạn điều tra 2 lần, vấn đề này được quy định rõ ràng trong luật hình sự Việt Nam. Lần thứ nhất gia hạn không quá 3 tháng và lần thứ 2 gia hạn không quá 2 tháng. Tất nhiên khi ra hạn điều tra sẽ cần phải có sự thông qua của Viện Trưởng Viện Kiểm Sát.

Với những tội rất nghiêm trọng thời gian gia hạn điều tra được phép 2 lần, mỗi lần thường không quá 4 tháng. Thời gian gia hạn sẽ do Viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp quân khu đưa ra quyết định đồng ý.

Trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam có quy định rất rõ ràng về thời hạn điều tra vụ án

Những tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp của thì thời gian gia hạn điều tra được nhiều nhất là 3 lần, mỗi lần thường không quá 4 tháng. Điều này được quy định rõ ràng trong bộ luật hình sự Việt Nam. Lần đầu tiên, thời gian gia hạn do Viện trưởng Viện Kiểm Sát khu vực quyết định; tiếp theo, lần thứ 2 là Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao và cuối cùng là Viện trưởng Viện Kiểm Sát trung ương gia hạn.

Việc gia hạn này cho phép các cơ quan điều tra có thể tìm kiếm, thu thập bằng chính để có được kết quả vụ án chính xác nhất, nhằm đưa kẻ chủ mưu ra trước vòng pháp luật.

Ngoài ra, đối với những tội phạm gây tội xâm phạm đến an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao mới có quyền gia hạn thêm.

Thời hạn tạm giam để điều tra

Bên cạnh việc gia hạn điều tra, pháp luật nước ta có quy định rõ về việc tạm giam bị can để điều tra vụ án. Theo quy định của bộ luật hình sự, Điều 173 thời hạn tạm giam thường tương ứng với thời hạn xin điều tra vụ án. Cụ thể như sau:

  • Không quá 2 tháng với tội phạm ít nghiêm trọng
  • Không quá 3 tháng với tội phạm nghiêm trọng
  • Không quá 4 tháng với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

Việc gia hạn tạm giam phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các vụ án để có thể tiến hành xử lý công bằng, công chính.

Thời hạn điều tra tạm giam cũng được quy đỉnh rõ ràng

Qua đây, các bạn đã biết thông tin về thời hạn điều tra, thời gian gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam. Nước ta có quy định rất rõ ràng về vấn đề này trong bộ luật hình sự.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcKhởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bài tiếp theoQuy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng