Đập phá nhà người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

0
1198

Trong khi tôi không có mặt ở nhà thì có một nhóm người (khoảng 30 người) xông vào nhà đập phá. Khi nghe tin, tôi và mấy người bạn cầm rựa đuổi theo, nhưng không gặp được nhóm người kia. Xin hỏi, chúng tôi có vi phạm pháp luật không? Nhóm người đập nhà tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Luật sư tư vấn luật hình sự – Văn phòng luật sư Ngọc Anh

  1. Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Thông thường, một hành vi vi phạm pháp luật gồm 04 bộ phận cấu thành sau đây:

– Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin. lỗi vô ý do cẩu thả.

– Mặt khách quan: gồm các dấu hiêu hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, địa điểm , thời gian, phương tiện vi phạm

– Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi.

– Khách thể: là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.

Hành vi của bạn chưa thỏa mãn dấu hiệu về mặt khách quan, do vậy, hành vi của bạn không được coi là vi phạm pháp luật.

  1. Hành vi đập phá nhà cửa và tài sản nhà bạn của nhóm người kia, tùy mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Cụ thể:

2.1. Theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật hình sự thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (phạm tội có tổ chức; dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; gây hậu quả nghiêm trọng; để che giấu tội phạm khác; vì lý do công vụ của người bị hại; tái phạm nguy hiểm; gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.2. Trường hợp hành vi của nhóm người kia chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều luật tham khảo

Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Mẫu đơn tố cáo phá hoại tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ******

ĐƠN TỐ CÁO 
Hành vi phá hoại tài sản

Kính gửi: Cơ quan ……………………………

Tôi tên là: ……………………….
Sinh ngày: ………………………. Giới tính: …………..
Dân tộc: ………………………………..
CMND/CCCD số:………………………. cấp ngày…………………….. bởi………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này trình bày, tố cáo về hành vi phá hoại tài sản, cụ thể như sau (trình bày diễn biến vụ việc):

Vào khoảng……giờ, ngày…………., một nhóm đối tượng (bạn đọc nên cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về đối tượng có hành vi phá hoại tài sản này: họ tên, tuổi, địa chỉ, liên hệ…) đã có hành vi……………………………(bạn đọc lưu ý trình bày rõ hành vi phá hoại tài sản của nhóm đối tượng đó như hành vi đập phá, đốt…) tài sản của tôi là………………………….. (bạn đọc lưu ý trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại của tài sản bị phá hoại).

Do đó, tôi làm đơn này, trình báo đến Cơ quan……………. về hành vi phá hoại tài sản cụ thể như nên trên, qua đó mong muốn Cơ quan……………. vào cuộc xử lý, giải quyết vụ việc giúp tôi.

Tôi xin cam đoan những gì trình bày trong Đơn tố cáo này là hoàn toàn đúng sự thật.

… , Ngày … tháng … năm…

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nội dung mẫu đơn
Nội dung mẫu đơn sẽ bao gồm những mục sau đây:

Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
Lý do viết đơn: trình bày, tố cáo về hành vi phá hoại tài sản;
Trình bày diễn biến vụ việc: hành vi phá hoại tài sản được thực hiện như thế nào, diễn biến ra sao, hậu quả gây ra là gì… nên trình bày một cách cụ thể, chi tiết;
Cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về đối tượng có hành vi phá hoại tài sản này như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ…;
Giải trình cụ thể về hành vi phá hoại tài sản của người bị tố cáo: thời gian (ngày, giờ…), hành vi (đập, phá, đốt tài sản…)…;
Trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại của tài sản bị phá hoại;
Đưa ra các yêu cầu cụ thể: mong muốn cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xử lý, giải quyết vụ việc…
Lời cam đoan của người làm đơn;
Chữ kí xác thực của người làm đơn.

Các lưu ý hồ sơ kèm theo
Lưu ý khi nộp đơn tố cáo nên kèm theo những tài liệu sau để tăng tính xác thực cho việc chứng minh:

  • Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao y);
  • Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao y);
  • Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi phá hoại tài sản (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh tài sản bị hủy hoại, người làm chứng…);
  • Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị phá hoại (giá trị, mức độ tổn thất, hư hỏng…).
  • Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo phá hoại tài sản

Sau khi cơ quan thẩm quyền nhận đơn tố cáo, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
  • Xác minh nội dung tố cáo;
  • Kết luận nội dung tố cáo;
  • Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo về tội phá hoại tài sản.
Việc thụ lý và giải quyết đơn tố cáo của cơ quan có thẩm quyền được giới hạn trong 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm và các nội dung tố cáo được thụ lý.

Trong trường hợp xét thấy, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho người tố cáo biết và hướng dẫn họ nộp đơn tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu đơn tố cáo phá hoại tài sản, nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, vui lòng liên hệ theo hotline bên dưới để được chuyên viên tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ miễn phí. Xin chân thành cám ơn.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcCán bộ cố ý bao che cho người bị tố cáo sẽ xử lý thế nào?
Bài tiếp theoTư vấn về Trình tự và Thủ tục giải quyết ly hôn tại tòa án thế nào?