Cách duy nhất để chống ép cung

0
3213

Giải pháp duy nhất để nghi can không bị ép cung, bức cung là cần phải có luật sư chứng kiếnquy trình điều tra tội ác (trừ vụ án liên quan đến an ninh quốc gia) nhằm bảo vệ đến mức có thể nhất (theo luật định) quyền của nghi phạm.

Vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn đã làm chấn động cả nước vì sự sai sót của các cơ quan điều tra- tố tụng, của các cơ quan có trách nhiệm dẫn đến nỗi đau của người dân kéo dài suốt 10 năm trời.

Một nghịch lý đau lòng hơn nữa là khi đọc lại Luật Hammurabie, chúng ta sẽ thấy có những điều khoản công bằng để ngăn ngừa oan sai, dù đã ra đời trước công nguyên cả ngàn năm.

Luật Hammurabie và Điều 5 đặc biệt

Vua Hammurabie trị vì ở Vương quốc Babylone (nay thuộc Iraq) trong những năm 1792-1750 tr.CN. Bộ luật mang tên ông được khắc trên đá, nay vẫn còn gần như nguyên vẹn (247/282 điều không bị đục, xóa), hiện được trương bày tại bảo tàng Louvre (Paris- Pháp).

Đây chắc chắn là bộ luật chân xác nhất (vì nó không thể bị sao chép, sửa đổi, thêm bớt như các bộ luật khác) và cho đến nay là bộ luật cổ xưa nhất được tìm thấy. Kỹ năng lập pháp, tính chặt chẽ, thông tuệ… trên những gì Luật Hammurabie thể hiện đã làm cho tư duy của các nhà lập pháp sau này phải ngạc nhiên, khâm phục.

Chẳng hạn, dù chỉ được “gói” gọn trên bề mặt của một phiến đá nhưng, từ gần 4.000 năm trước, các tác giả vô danh đã “kịp” ghi cả điều khoản về “bác sĩ”, tức thầy thuốc, tại Điều 218: “Nếu thầy thuốc dùng dao đồng thau mổ một trường hợp rất khó khăn… và làm cho dân tự do đó chết… thì người thầy thuốc đó bị chặt ngón tay”(!) (Dẫn theo Lịch sử thế giới cổ đại, nxb GD, 2003, tr. 257).

Trong những điều phi thường mà Luật Hammurabie đã tạo ra,  Điều 5 của bộ luật này, là một trong những điều đặc biệt nhất.

Có lẽ, ngay cả bây giờ, khi hàng tuần, hàng tháng phải nghe về những vụ oan sai từ án, từ tòa, chúng ta thực sự phải sững sờ: “Nếu quan tòa, do thiếu công minh hoặc kém khả năng mà xử án sai, phải nộp phạt số tiền gấp 12 lần nguyên án và bị cách chức vĩnh viễn“! (Xem thêm: TS Nguyễn Việt Hương, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, nxb CAND, 2012, tr.54).

Có thể nói không quá lời rằng chính Điều 5 của Luật Hammurabie đã làm cho 281 điều còn lại trở nên giá trị vì “nó đã hiểu” đúng và đủ vai trò của cơ quan tố tụng trong một xã hội mong tìm sự rõ ràng của đen và trắng, đúng và sai, nên đã chế tài trực tiếp, nghiêm khắc, thẳng thắn đối với trách nhiệm và bổn phận của quan tòa.

Quan tòa do nhận hối lộ hoặc kém cỏi, cố tình xử án sai, sẽ bị cách chức và bị buộc phải bỏ tiền túi ra bồi thường một số tiền cực lớn(!)

…Và án oan sai ở ta?

Chuyện các vụ án oan sai đã được dư luận báo động từ nhiều năm nay nhưng xem chừng chưa có biểu hiện giảm bớt. Vụ nạn nhân Nguyễn Thanh Chấn 10 năm bị tù vừa được trả tự do (trong án tù chung thân) vì không giết người là chuyện khó có thể hình dung.

Theo nguyên tắc, quy trình để xét xử một vụ trọng án đòi hỏi sự tuân thủ cẩn trọng các bước điều tra và buộc tội để khởi tố, luận án, kết án. Dư luận không thể hiểu nổi tại sao bị cáo lại bị ép cung, buộc phải nhận án do kẻ khác gây ra? Làm sao có thể chấp nhận được rằng cán bộ điều tra đã đe dọa, bức cung để buộc người vô tội phải tự nhận mình có tội?

Những câu hỏi nhức nhối, đớn đau ấy, có lẽ nào lại vẫn tiếp tục chịu chung cái điệp khúc “do khách quan”, “lỗi” nghiệp vụ?… Các vị quan có trách nhiệm khi trả lời báo chí đều gọi cái việc đẩy người vô tội phải đi tù chung thân là LỖI(!) Là lỗi được chăng khi nếu không có cha là liệt sĩ thì ông Chấn đã bị tử hình(!)? Nếu ông Chấn đã bị xử bắn rồi, các vị có trách nhiệm ngụy biện theo cách chi?

“Trình độ kém” của một số người là điều có thể nhưng nói rằng từ khâu điều tra đến khởi tố, xử án qua bao nhiêu cấp mà sai vẫn hoàn sai thì chỉ có thể kết luận rằng đó là nhẫn tâm, vô cảm. Nhiều điều khuất tất liên quan đến vụ án động trời này, vì nếu không khuất tất, sao lại ép cung, bức cung?

Sự thật cần phải được làm rõ và, những người điều tra viên ép cung, đến những người từng có thẩm quyền xét xử án oan sai này, cần được xét xử, nghiêm minh, theo đúng luật định.

Một điều nữa mà dư luận không thể cho qua, tại sao tất cả những vụ án oan sai từ trước đến nay, khi được minh oan thì nạn nhân, hầu hết là dân thường, lại nhận tiền bồi thường từ chính… tiền thuế của người dân?…

Giải pháp ở đâu?

Điều cần thiết mà vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn đặt ra phải được coi như dạng “phán quyết Bosnan” ở Tòa án Châu Âu cách đây mấy năm – có nghĩa là cần phải có một sự đổi mới toàn diện, căn bản trong quy trình điều tra – tố tụng.

Giải pháp duy nhất để nghi can không bị ép cung, bức cung là cần phải có luật sưchứng kiến quy trình điều tra tội ác (trừ vụ án liên quan đến an ninh quốc gia) nhằm bảo vệ đến mức có thể nhất (theo luật định) quyền của nghi phạm. Đây là điều mà mọi nền dân chủ đều phải có: Chừng nào chưa bị kết án thì chừng đó nghi can vẫn chưa thể bị coi là kẻ có tội.

Điều tiếp theo là đã đến lúc cần phải có bồi thẩm đoàn do nhân dân bầu ra, có quyền giám sát phiên tòa, nhằm buộc quan tòa phải làm đúng chức trách. Sự giám sát này sẽ vừa hạn chế được tình trạng chạy án vừa là động lực để quan tòa tự nâng mình lên về trình độ, hiểu biết. Chắc chưa có ai quên chuyện một lãnh đạo cao cấp đã từng nói rằng nhiều khi phải “vơ vét thẩm phán” để kịp xử án(!)

Sau cùng, cần phải có chế tài nghiêm khắc đối với các sai phạm của cơ quan điều tra – tố tụng. Không thể có chuyện làm sai vẫn hạ cánh an toàn và tiền bồi thường thì lấy từ tiền thuế. Nếu nghiêm khắc, nếu có một Điều 5 đích thực, chắc chắn sẽ giảm thiểu được rất nhiều án oan sai…

Báo Lao Động số ra ngày 5.11.2013 chỉ mới kể ra dăm vụ án oan sai đẫm nước mắt. VietnamNet cùng ngày cho biết, chủ tọa và thẩm phán phiên tòa sơ thẩm ở Bắc Giang năm 2004 hoặc là “không nhớ”(?) hoặc là “đổ tội” cho tòa phúc thẩm…

Chừng nào còn coi việc xử tù chung thân một con người dễ quên như như vất đi một cái áo cũ; chừng nào mà sai phạm từ điều tra đến sơ thẩm, phúc thẩm vẫn còn bị đổ tội vòng quanh thì chừng đó, án oan sai vẫn là chuyện… thường ngày.

Đừng ngụy biện rằng tòa án nào trên thế giới cũng sai. Có thể vẫn có những phiên tòa sai nhưng chắc có rất ít nước có việc “vơ vét” quan tòa, đồng nghĩa với việc có rất ít những quan tòa, cơ quan điều tra vô trách nhiệm, vô cảm trước sự đẫm nước mắt của những người dân oan…

Làm cách nào để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình?

Tội bức cung, dùng nhục hình đều được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 và cả Bộ luật hình sự 2015 được áp dụng đối với người có trách nhiệm điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

So với Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự 2015 tăng nặng mức phạt đối với hành vi vi phạm này, trước đây chỉ là hình phạt tù thì còn sắp tới (01/01/2018) là hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân.

Thế nhưng trên thực tế để xử lý tội này thì theo mình thấy là vô cùng khó khăn, trước giờ mình chưa thấy báo chí đăng các tin liên quan đến việc xét xử tội này.

Để mình nói cho các bạn sự khó khăn để xử lý tội này:

Muốn người có hành vi vi phạm về tội bức cung, dùng nhục hình thì phải có hành vi tố cáo từ bị hại (tức người bị bức cung, dùng nhục hình), nhưng đa phần những người gọi là “bị hại” trong trường hợp này đều đang bị tạm giam, tạm giữ.

Khi đang bị tạm giam, tạm giữ, thì người bị tạm giam, tạm giữ hoàn toàn không có bất kỳ phương tiện nào để ghi âm, ghi hình để làm cơ sở chứng cứ cho việc bị ép cung, dùng nhục hình nhằm tố cáo người tiến hành điều tra vi phạm (nếu có).

Không có chứng cứ về việc bị ép cung, dùng nhục hình thì khó mà có thể tố cáo nhằm đưa hành vi vi phạm của cơ quan điều tra ra ánh sáng công lý khi đối diện với cơ quan xét xử là Tòa án.

Vậy thì những người bị tạm giữ, tạm giam phải làm cách nào để lấy bằng chứng về việc mình bị ép cung, dùng nhục hình? Mời các bạn cho ý kiến.

Phải làm gì khi công an đánh người, ép cung?

Chào anh chị! Tôi có thắc mắc rất mong nhận được giải đáp tư vấn từ anh chị. Chú tôi bị công an huyện bắt và giam giữ vì bị bắt quả tang đang đánh bạc. Trong quá trình hỏi cung, chú tôi đã bị đánh đập và ép nhận tội những hành vi mà chú không làm. Cho tôi hỏi, công an huyện có quyền được đánh người và ép cung không? Chúng tôi nên làm gì để bảo vệ quyền lợi cho chú? (vì chú vẫn đang bị tạm giam)

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 đã quy định:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Như vậy, việc công an xã khi bắt người để tạm giữ trong quá trình điều tra, kể cả phạm tội quả tang cũng không có quyền đánh người và ép cung. Mọi hành vi trong quá trình thụ án đều phải được thực thi theo các nội quy cụ thể của trại giam. Khi chưa có phán quyết của Tòa án, kết luận người đó là có tội, thì mọi hồ sơ của công an chỉ là công cụ kiểm chứng để hành luật. Nói cách khác, hồ sơ điều tra, xét hỏi chỉ là căn cứ để Tòa án luận tội nên người có tên trong hồ sơ chưa phải là tội phạm, vì vậy việc đánh người trong trường hợp bị tạm giữ, bị bắt để thẩm vấn (hỏi cung), ép buộc người khác nhận tội (ép cung) là vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp này, chú của bạn nên khéo léo trả lời quá trình thẩm vấn, bên cạnh đó ghi nhớ cụ thể địa điểm, thời gian, những người có mặt, quá trình thẩm vấn và bạo lực trong việc ép cung, từ đó nhờ người thân tố cáo với các nơi sau: Thành ủy, Công an Thành Phố/Tỉnh, Báo chí (đây là phương án rất hữu hiệu). Nếu không được, tại tòa án chú bạn phải phản cung và nêu cụ thể những quá trình bị ép cung, đòi hỏi. Trước đó, người thân nên chủ động liên hệ với một vài phóng viên đến dự phiên xét xử cùng gia đình, kèm theo đó sử dụng máy ghi âm một cách phù hợp trong phòng xử án .

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn

Công an có được tự ý bắt và đánh người không?

Công an có được tự ý bắt và đánh người không? Vào lúc 10h30, em cùng một người đi trên xe, anh ta mắc vệ sinh và đi vào hẻm, trong lúc đó, công an tới hỏi thì em nói đang cho ông anh đi vệ sinh. Công an thấy cây ná em treo trên xe và nói em đi bắn chim, công an kêu em về trụ sở, còng tay em và đánh em nói là em đi trộm chó, trong khi người và xe không có những dụng cụ bằng chứng có thể quy tội cho em.

Đối với việc đi trộm chó. Tùy theo tính chất mức độ của hành vi mà hành vi đi trộm chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản theo quy định của Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Hoặc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Tuy nhiên, dù xử lý hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan công an có thẩm quyền đều phải chứng minh được bạn và người đi cùng có hành vi vi phạm hoặc chuẩn bị phạm tội ( đối với trường hợp nếu đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Nếu không đủ căn cứ chứng minh mà bắt giam bạn và người đi cùng là vi phạm pháp luật.

Về việc công an đánh bạn:

Hành vi đánh người khác của công an, nếu không được xác định là phòng vệ chính đáng hay trong tình thế cấp thiết thì sẽ bị xác định là hành vi cố ý gây thương ích cho người khác, đây là trái quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm tùy vào tính chất mức độ có thể bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc công an tự ý bắt và đánh người. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.

Công an xã đánh người khởi kiện được không?

Phó công an xã mắc một số tội như: vu khống, dùng cuốc và cây tuýp sắt cố ý đánh người gây thương tích nhưng không thành mà bị chống trả lại bằng tay không, phá hoại tài sản công dân trị giá 1.800.000đ, gây rối trật tự nơi công cộng. Vụ xô sát xảy ra giữa ban ngày có rất nhiều người dân chứng kiến bị gia đình làm đơn ra xã. Phó công an này hứa sẽ bồi thường và xin lỗi bị hại. Song Phó Công an xã không làm theo lời hứa mà được Công an xã bao che, làm giả lại lời khai của người bị hại( người bị hại không chờ giải quyết được vì đến ngày đi lao động xuất khẩu tại Đài Loan) lật lại hồ sơ đòi bồi thường thương tật thì bị xử lí như thế nào? Người bị hại không có nhà thì mẹ đẻ hoặc cậu ruột của người bị hại có làm đơn khởi kiện được không và gửi cơ quan chức năng nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã: Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp uỷ đảng, UBND cùng cấp và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền. Tham mưu cho UBND xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma tuý và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với hành vi công an xã đánh người, đập phá tài sản của dân như thế này là hoàn toàn sai trái với quy định pháp luật. Với tình tiết và tính chất vụ việc như thế này, bạn có thể lên báo cáo với cơ quan cảnh sát điều tra huyện, tỉnh để điều tra làm rõ và xử lý vụ việc đúng theo quy định của pháp luật. Hoặc bạn có thế truy cập cổng thông tin điện tử của Chính phủ với địa chỉ website: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/phananh_kiennghi, để gửi phản ánh kiến nghị và bộ phận chức năng sẽ gửi hồ sơ, ý kiến đó đến đúng cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục!

Công an có quyền đánh đối tượng nghi vấn không?

Em bị nghi vấn là trộm xe. Bị công an yêu cầu về trụ sở sau đó họ dọa nạt và đánh em. Họ lấy lời khai sau đó kêu lên tầng 2 và đánh em. Sau đó, em đã nhảy xuống từ tầng 2 xuống tầng 1 và đã bị gãy xương cụt. Xin chuyên mục có thể cho em biết công an có quyền đánh đối tượng nghi vấn không?

Trong tình huống này, bạn nên làm đơn tố cáo gửi trưởng công an huyện và Viện kiểm sát cung cấp để tố cáo hành vi trên của công an.

Bạn có thể tham khảo điều 298 và 299 Bộ luật Hình sự:

Điều 298. Tội dùng nhục hình

1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 299. Tội bức cung

1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục!

Công an có quyền đánh người sử dụng chất ma túy không

Chào luật sư : Khi cơ quan công an mời tôi lên trụ sở công an thu nước tiểu xem có sử dụng chất ma túy không? Và kết quả thử nghiệm là có, và   người công an đã đánh người bị thử nước tiểu ? như vậy người công an có vi phạm vào điều khoản nào không? Và trong luật người công an có được đánh người không?

Theo quy định của pháp luật thì bạn chưa phải là bị can mà chỉ là người bị tình nghi sử dụng chất ma túy. Vì thế bạn có quyền được tôn trọng và pháp luật bảo vệ trước các hành vi đánh đập, đe dọa xâm phạm danh dự, sức khỏe, thân thể. Hành vi đánh người trong thi hành công vụ là vi phạm nghiêm trọng đạo đức công vụ của ngành công an và cũng như là hành vi bị cấm theo quy định tại Bộ luật TTHS 2003. Bạn có quyền khiếu nại với thủ trưởng Cơ quan Công an nơi người này đang công tác để giải quyết theo thẩm quyền.

Cảnh sát giao thông đánh người có phạm luật không?

Cho e hỏi, nếu mình vi phạm giao thông, nhưng bị công an dùng dùi cui đánh thẳng vào mặt gây tét mũi thì tố cáo ra sao? CSGT đó sẽ bị gì?

Pháp luật chỉ quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông; lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông; tạm giữ giấy tờ, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện; được quyền khám người, khám phương tiện; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật…

Pháp luật không có quy định nào về việc CSGT được quyền đánh người, trừ trường hợp người vi phạm chống đối, không tuân thủ quy định thì có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không không phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác và đó là hành vi trái pháp luật. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Đối với một Cảnh sát giao thông thì ngoài việc phải tuân thủ, làm gương, chấp hành các quy định của pháp luật thì còn phải tuân thủ các quy định ngành. Hành vi đánh người sẽ phần nào làm xấu đi hình ảnh của người cảnh sát nhân dân, do đó cơ quan, đơn vị chủ quản của chiến sĩ cảnh sát đó phải có hình thức kỷ luật thích đáng.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục!

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcKhi nào Công an được kiểm tra hành chính đột xuất nhà nghỉ, khách sạn ?
Bài tiếp theoLuật sư tư vấn luật hình sự