Bị uy hiếp tống tiền thì phải làm gì?

0
1430

Chào luật sư, luất sư cho tôi hỏi là tôi với người yêu cũ là A yêu nhau được 2 năm. Nhưng dạo gần đây có xảy ra mâu thuẫn nên đã chia tay nhau. Nhưng A có tính chơi bời, do thua cá độ nên nợ khoản tiền khá lớn. Giờ đây bọn đòi nợ tìm đến và bắt A chả nợ. A đã uy hiếp tôi nếu không đưa số tiền là 500 triệu cho A, anh ta sẽ tung hết ảnh nóng của chúng tôi nên mạng. Giờ đây tôi không biết phải làm sao, tôi không có đủ tiên để đưa cho a ta. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, tôi là Luật sư tư vấn của công ty tư vấn Đỗ Gia Việt,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi qua số Hotline. Về vấn đề của bạn sau một thời gian hội ý, chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn sau:

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Hành vi của A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Xem thêm Lỗi vô ý do cẩu thả

Thứ nhất:

Chúng ta đi phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản bao gồm:

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Một lưu ý là người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản khi có hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017, và khoản 1 Điều 170 là tội phạm nghiêm trọng.
Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần (sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm
-Hành vi khách quan

Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:

+ Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực: Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể dược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt với tội cướp tài sản

Một lưu ý là người phạm tội chỉ đe doạ dùng vũ lực, nếu người bị hại không giao tài sản thì người phạm tội cũng không dùng vũ lực.

+Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản: Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản. Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:

Doạ sẽ huỷ hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội. Ví dụ: Doạ sẽ đốt nhà, đốt xe; doạ sẽ đập phá nhà, đập phá xe hoặc những tài sản khác…

Doạ sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết.

-Hậu quả

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, do vậy chỉ cần người phạm tội thực hiện được hết các hành vi khách quan được cho là cần thiết để gây ra hậu quả là tội phạm đã hoàn thành

Tội cưỡng đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Thứ hai:

Hành vi của A đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của mình bạn nên xem xét, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an cấp quận/huyện yêu cầu xem xét, giải quyết.

Bị uy hiếp tống tiền thì phải làm gì? 

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư tư vấn công ty Đỗ Gia Việt uy hiếp tống tiền thì phải làm gì? nếu còn điều gì chưa hiểu hoặc thắc mắc pháp lý khác, mời bạn vui lòng gọi đến số Hotline

Chúng tôi xin cảm ơn!

Trân trọng./

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcHỏi và đáp về luật hình sự
Bài tiếp theoGiấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô