Vay nặng lãi bị chủ nợ đánh bị thương có được khởi kiện

0
778

Tôi có 01 người anh trai do chơi bời nên đã vay tiền nặng lãi của dân xã hội đen. Anh không có tiền để trả đúng thời hạn, nên đã bị họ đánh cho bị thương. Vậy anh tôi khởi kiện thì có được không?

Luật sư tư vấn  – Văn phòng luật sư Ngọc Anh trả lời

Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (có hiệu lực thi hành đến 31/12/2017) quy định về tội cho vay lãi nặng như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.
Do bạn không nêu rõ các tình tiết như hình thức vay tiền, số tiền vay, lãi suất vay cụ thể và tỷ lệ thương tật (đã được giám định) nên chúng tôi không thể đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể. Vì vậy, bạn cần đối chiếu với các quy định pháp luật nêu trên, nếu hành vi cho vay lãi nặng, hành vi đánh người thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm cùng với hành vi đe dọa gia đình bạn, bạn có thể  làm đơn tố cáo lên cơ quan công an hoặc làm đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân cấp huyện để bảo vệ quyền lợi của gia đình mình.

Tố cáo hành vi đánh người ở đâu ? Hình phạt với tội đánh người

Hành vi đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại gây ra, người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra

Để xác định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người gây thương tích, anh chị cần trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan điều tra công an cấp xã và cấp huyện tại xảy ra hành vi phạm tội. Nội dung của đơn trình báo, tố giác bao gồm các nội dung cơ bản như: Họ và tên người trình báo, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, nội dung chi tiết vụ việc. Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan công an có cơ sở để áp dụng các thủ tục pháp lý cần thiết như điều tra để xác minh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật; trưng cầu giám định tư pháp để xác định mức độ thiệt hại đối với cơ thể do hành vi gây thương tích gây ra. Kết luận giám định là căn cứ quan trọng để đánh giá hành vi cố ý gây thương tích có đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; đông thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Trường hợp hành vi gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác chỉ dừng ở mức độ xử lý hành chính, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì người:

“Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác” có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng

Trường hợp tính chất hành vi và mức độ thiệt hại đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì hành vi cố ý gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Ngoài việc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác thì người thực hiện hành vi còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xâm hại. Khoản 1, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Về việc xác đinh thiệt hại do hành vi gây thương tích gây ra, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Anh/ chị có thể thỏa thuận với người gây thương tích về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Trong trường hợp người xâm hại không thực hiện trách nhiệm bồi thường, anh chị có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc. Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nội dung đơn khởi kiện bao gồm những nội dung chính sau:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

– Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

– Tên, địa chỉ của người bị kiện;

– Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

– Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

– Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

– Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Đơn khởi kiện cùng các tài liệu chứng cứ kèm theo, anh chị có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

2. Đánh hội đồng nghĩa vụ chứng minh thuộc về ai?

Kính gửi Luật sư công ty Luật Minh Khuê. Anh trai tôi bị đánh hội đồng. Nguyên nhân do nhà kia mua hàng chịu tiền nhiều năm, nay có tiền không chịu trả, anh trai tôi vào nhắc nợ thì bị họ đánh hội đồng. Nhưng do cùng làng, mải làm ăn nên nhà tôi không để ý. Hơn nữa, bên tôi còn đi giám định thương tật, tỷ lệ thương tật lên đến 17%. Luật sư có thể tư vấn cho gia đình tôi hướng giải quyết không ạ?
Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

1. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì ?

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được hiểu là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái không tự chủ kiềm chế được hành vi phạm tội của mình do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội.
Mặt khách quan của hai tội này có các dấu hiệu sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến sức khỏe của người khác.
Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Đánh hội đồng có được coi là tình tiết tăng nặng hay không ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Đánh hội đồng là hành vi có tổ chức, có người trực tiếp thực hiện tội phạm, có những người giúp sức và có người tổ chức họ cùng cấu kết với nhau để thực hiện tội phạm. Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm mà không có sự nhất trí thì không phải là đồng phạm.

Nói chung, trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức.
Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:
Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.
Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

3. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 thì nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyèn tiến hành tố tụng:

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội

3. Đánh để tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện tại em đang làm dân quân tự vệ, trong khi em mặc đồ dân sự đi vô nhà bạn gái chơi thì em bị 1 người đàn ông mắc bệnh tâm thần đánh. Trường hợp em đánh trả thì em có vi phạm luật không, em có thể tố cáo người đàn ông đó không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ quy định tại chương IV BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có quy định như sau:

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này

Trường hợp bạn đánh trả chỉ để phòng vệ và trong mức phòng vệ thôi thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm. Vì người này bị tâm thần nên người này sẽ không bị xử phạt, bạn có thể yêu cầu người đại diện của người này bồi thường về thiệt hại sức khỏe và tinh thần cho bạn (nếu có).

Văn phòng luật sư Ngọc Anh

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcGiao cấu với người chưa đủ 16 tuổi
Bài tiếp theoBàn về tố cáo nặc danh và xử lý tố cáo nặc danh