Công ty nước ngoài, cá nhân mang quốc tịch nước ngoài thường lựa chọn thành lập công ty liên doanh khi pháp luật yêu cầu hoặc khi nhằm tận dụng thế mạnh sẵn có của các đối tác tại Việt Nam. Công ty Luật Ngọc Anh xin cung cấp đến Quý khách hàng một số điểm đáng lưu ý khi thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam theo quy định pháp luật đang có hiệu lực trong năm 2020.
Pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư năm 2020 không còn quy định về công ty liên doanh!
Khác với Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định công ty liên doanh là công ty được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không còn quy định về việc thành lập công ty liên doanh. Cũng như các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác, công ty liên doanh hiện nay được gọi với một tên chung là “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, để Quý khách hàng thuận tiện theo dõi chúng tôi vẫn gọi là “công ty liên doanh” hoặc “công ty liên doanh theo Luật đầu tư 2014”.
Thủ tục thành lập công ty liên doanh theo Luật đầu tư 2014 có một số điểm khác biệt so với khi Luật đầu tư 2005 có hiệu lực như sau:
- Tên gọi chính thức của công ty liên doanh theo Luật đầu tư 2014 là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Thành phần hồ sơ thành lập công ty liên doanh theo Luật đầu tư 2005 yêu cầu phải có hợp đồng liên doanh trong khi công ty liên doanh theo Luật đầu tư 2014 không yêu cầu phải có tài liệu này
- Ngoài các cá nhân là người nước ngoài, công ty thành lập theo pháp luật nước ngoài, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam có sở hữu của phía nước ngoài chiếm từ 51% vốn điều lệ trở lên cũng được xem là “nhà đầu tư nước ngoài” khi thành lập công ty liên doanh với với công ty, cá nhân trong nước
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức doanh nghiệp sau đây khi thành lập công ty liên doanh theo Luật đầu tư 2014: Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có được phép ký hợp đồng liên doanh với nhà đầu tư trong nước khi thành lập công ty liên doanh theo quy định tại Luật đầu tư 2014 không?
Câu trả lời là có. Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc ký kết hợp đồng liên doanh nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể ký kết hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông thường, mục đích của việc ký kết hợp đồng liên doanh giữa các nhà đầu tư là nhằm quy định bổ sung thêm một số thoả thuận giữa các bên liên doanh mà các thoả thuận đó không thể hoặc không phù hợp để quy định trong điều lệ công ty liên doanh.
Hợp đồng liên doanh được xem là một hợp đồng dân sự bình thường, được điều chỉnh quy định pháp luật Việt Nam. Các điều khoản trong hợp đồng liên doanh vẫn có hiệu lực và được thực thi theo quy định pháp luật Việt Nam nếu các điều khoản đó không trái với các quy định tại điều lệ công ty liên doanh và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải lập công ty liên doanh với các đối tác Việt Nam:
- Theo các cam kết về mở cửa thị trường nội địa trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với các đối tác Việt Nam do phía nước ngoài bị giới hạn tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ trong công ty liên doanh. Ví dụ, theo Biểu cam kết WTO, nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực logistics (vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường biển, đường sông), nhà đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ trong công ty liên doanh.
- Nhằm tận dụng thế mạnh sẵn có của các đối tác Việt Nam như hiểu biết thị trường, nguồn lực tài chính, mạng lưới phân phối, mạng lưới các nhà cung cấp, và đặc biệt phía Việt Nam có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty liên doanh
- Thông qua quá trình mua bán sáp nhập (M&A) với các công ty Việt Nam, trong trường hợp này, Nhà đầu tư nước ngoài không phải thành lập công ty liên doanh mới mà phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam
Quyền kiểm soát công ty giữa các bên liên doanh:
- Tương tự như các loại hình công ty khác, quyền kiểm soát hoạt động của công ty liên doanh cũng như tỷ lệ phân chia lãi lỗ của nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước tuỳ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ giữa các bên trong công ty liên doanh, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng liên doanh.
- Các vấn đề về cơ cấu tổ chức, các thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý công ty liên doanh, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các thành viên trong công ty liên doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia lỗ được căn cứ vào quy định tại Điều lệ công ty liên doanh, hợp đồng liên doanh và các quy định pháp luật có liên quan.
Thủ tục thành lập công ty liên doanh
Công ty Luật Ngọc Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thành lập công ty liên doanh cũng như các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ trọn gói từ tư vấn miễn ban đầu về thành lập công ty liên doanh, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập công ty liên doanh, tư vấn các thủ tục sau khi thành lập công ty, hỗ trợ dịch vụ kế toán và tư vấn pháp lý trong suốt quá trình hoạt động của công ty.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino