Luật sư tư vấn về tội đánh người gây thương tích

0
771

Có thể thấy rằng, trên thực tế ngày càng xảy ra nhiều những việc va chạm, xô xát, đâm chém nhau hay nói chung là hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặc của bạn đọc về hành vi đánh người gây thương tích, hay hành vi đánh người gây thương tích nhẹ, hay tội danh người gây thương tích, đánh người gây thương tích là vi phạm quyền. Dưới đây, Luật sư Lê Minh Công xin tư vấn pháp luật về những tình huống phổ biến về hành vi đánh người gây thương tích.

Tình huống 1: Luật sư tư vấn trường hợp Đánh người gây thương tích do uống rượu bia

Thưa luật sư tư vấn tội đánh người gây thương tích, mong luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau. Khoảng 20h tối ngày 25/1/2020, do có nhiều chuyện không vui, nên tôi đến quán gọi rượu uống giải sầu. Khi tôi đang uống thì bàn bên cạnh có 2 người đang trò chuyện, nói cười vui vẻ. Do không vui, lại có men rượu trong người, tôi đang sang bàn đó gây sự. Nhất thời không kiềm chế được cảm xúc và hành vi của mình, nên tôi đã đánh một người. Vài ngày sau, tôi biết tin rằng họ đã đi giám định và tỉ lệ thương tích lên tới 15%. Vậy thưa luật sư cho tôi hỏi, tôi có phạm tội đánh người gây thương tích không, bởi thực sự lúc đó, do uống rượu nên tôi mới không kiềm chế được hành vi của mình và tôi sẽ bị xử phạt như thế nào. Kính mong luật sư tư vấn hành vi đánh người gây thương tích tư vấn cho tôi.

Luật sư tư vấn luật hình sự: Trước tiên, anh cần hiểu rằng, có thể hiểu trường hợp của anh chính là phạm tội do dùng rượu, làm cho anh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, nhưng đây là do anh tự đưa mình vào tình trạng say nên anh vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Đồng theo, theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì anh phạm tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trong trường hợp này, căn cứ vào nhân thân, điều kiện hoàn cảnh phạm tội cụ thể, anh sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc anh sẽ bị xử phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, anh cần lưu ý rằng, đối với trường hợp này, sẽ chỉ bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại (căn cứ vào Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Như vậy, anh nên thỏa thuận, thương lượng với bị hại để không họ không khởi tố và khi đó anh sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tình huống 2: Luật sư tư vấn đánh người gây thương tích nhẹ với nạn nhân là cảnh sát giao thông

Thưa luật sư tư vấn hành vi đánh người gây thương tích nhẹ, mong luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau. Ngày 17/1/2020, tôi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát gia thông đã dừng xe và yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ, lập biên bản và nộp phạt. Tuy nhiên, lúc đó, đang sẵn cơn bực tức trong người, lại bị vướng vào mấy kiểu lằng nhằng đó nên tôi đã đánh họ, gây thương tích nhẹ. Vài ngày sau, họ bảo tôi họ đã đi giám định và tỉ lệ thương tích chỉ là 3%, họ bảo sẽ đưa cơ quan công an để khởi tố hình sự tôi. Vậy thưa luật sư tư vấn đánh người gây thương tích nhẹ, trường hợp này tôi có phạm tội không và nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Luật sư tư vấn luật hình sự: Căn cứ vào điểm k Khoản 1 Điều 34 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì anh phạm tội cố ý gây thương tích. Cụ thể mặc dù tỉ lệ thương tích dưới 11%, nhưng thuộc trường hợp phạm tội đối với người đang thi hành công vụ. Trường hợp phạm tội này, căn cứ vào nhân thân, cũng như điều kiện, hoàn cảnh phạm tội cụ thể mà anh sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc anh sẽ bị xử phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, anh chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự này khi có yêu cầu của bị hại đến cơ quan công an. Tức là trường hợp này của anh thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại (căn cứ vào Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Do đó, anh nên đến thăm hỏi, thỏa thuận bồi thường cho bị hại để họ không đưa vụ việc ra cơ quan công an, khi đó anh sẽ không bị khởi tố và không phải chịu trách nhiệm hình sự như đã trình bày trên.

Tình huống 3: Luật sư tư vấn hành vi đánh người gây thương tích liên quan đến phòng vệ chính đáng

Thưa luật sư tư vấn hành vi đánh người gây thương tích, mong luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau. Tối ngày 20/1/2020 tôi phát hiện có người đột nhập vào nhà mình, nghi ngờ đó là kẻ trộm nên tôi đã cầm gậy đạp vào người họ với mục đích khống chế họ. Sau đó, tôi hô hoán mọi người đến, làm chứng cho vụ việc. Người đó bị tôi đánh ngất đi, và đến bệnh viện giám định tỉ lệ thương tích 35%. Vậy thưa luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi, trường hợp này tôi có phạm tội đánh người gây thương tích hay không. Bởi lẽ, tôi hoàn toàn không có ý định gây thương tích cho ai, mà chỉ vì tôi để bảo vệ mình và gia đình nên khống chế họ vậy. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật sư tư vấn luật hình sự: Trước tiên anh cần hiểu rằng, phòng vệ chính đáng tức là trường hợp anh vì bảo vệ mình hoặc bảo vệ người khác mà đáp trả lại một cách cần thiết đối với hành vi xâm phạm (Điều 22 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Ở đây, mới chỉ có hành vi đột nhập, mặc dù đó là hành vi xâm phạm và nguy hiểm, tuy nhiên, việc anh phản ứng ngay lập tức khống chế, đánh đối tượng đến thương tích 35% có thể xác định phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Do đó, anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu hoặc bị xử phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm. Tuy nhiên, anh chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự này, nếu bị hại có yêu cầu (căn cứ vào Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015), tức là đây thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong thực tế, các tình huống đánh người gây thương tích khá phổ biến và đa dạng. Tùy từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà hành vi đánh người gây thương tích có thể cấu thành các tội khác nhau.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcKinh nghiệm thu giữ, bảo quản và khai thác chứng cứ điện tử trong công tác điều tra, truy tố
Bài tiếp theoMột số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự