Viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là việc mà những ai đang có những tranh chấp liên quan đến nhà đất, đất đai cần phải nắm rõ. Khi xảy ra các tranh chấp đất đai thì các bên phải tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa án và đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là một trong những giấy tờ tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ khởi kiện. Vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho Quý bạn đọc cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là gì?
Hiến pháp 2013 ghi nhận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến. Hiện nay, có chủ yếu 03 dạng tranh chấp đất đai như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Hiện nay, đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ được sử dụng theo Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………..(1), ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ……………….
Người khởi kiện: (3)
Địa chỉ: (4)
Số điện thoại: ………………………… (nếu có); số fax: ………………………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: (5)
Địa chỉ (6)
Số điện thoại: …………………. (nếu có); số fax: …………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) (7)
Địa chỉ: (8)
Số điện thoại: …………………………. (nếu có); số fax: ……………….. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………. (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)
Địa chỉ: (10)
Số điện thoại: …………………………… (nếu có); số fax: ……………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………….. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)
Người làm chứng (nếu có) (12)
Địa chỉ: (13)
Số điện thoại: ……………………………… (nếu có); số fax: ……………………….. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………….. (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1
2
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
Người khởi kiện (16) |
Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Căn cứ theo Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP thì việc ghi Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày tháng năm
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai
Hòa giải tại UBND cấp xã
- Nếu hòa giải thành thì tranh chấp kết thúc.
- Nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành và có 2 trường hợp xảy ra:
Có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì được lựa chọn 1 trong 2 con đường giải quyết tranh chấp:
- Theo thủ tục tố tụng: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Theo thủ tục hành chính: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện.
- Nội dung đơn khởi kiện tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Nộp đơn khởi kiện
- Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
- Nộp tạm ứng án phí khi có thông báo từ Tòa án (khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Chờ thông báo thụ lý vụ án.(khoản 3 Điều 195 Bộ luật này).
Thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. (điểm a khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015).
Sau đó, thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải. Tại đây, nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. (Điều 208, 212 BLTTDS 2015).
Ngược lại, Tòa án ra quyết định mở phiên tòa sơ thẩm sau đó. (khoản 3 Điều 208 BLTTDS 2015).
Phiên tòa sơ thẩm
Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu hai bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án công nhận thỏa thuận của các bên. (khoản 2 Điều 246 Bộ luật này).
Ngược lại, quá trình tranh tụng tiếp tục.
Kết thúc phần tranh tụng, Thẩm phán tiến hành nghị án và tuyên án. Phán quyết của Tòa án có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Thủ tục kháng cáo
Trong thời hạn 15 ngày kể trên, nếu không đồng ý với bất kỳ phần nào của quyết định, các bên có thể làm đơn kháng cáo gửi đến Tòa án sơ thẩm đã xét xử vụ án.
Tòa án cấp sơ thẩm sẽ nhận đơn và xem xét đơn, thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và các đương sự còn lại. (Điều 277 BLTTDS 2015).
Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ, kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 283 BLTTDS 2015).
Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (điểm c khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015).
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
Theo Điều 308 BLTTDS 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra một trong các quyết định sau:
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp tại khoản 6 Điều 308 Bộ luật này.
Tư vấn soạn đơn, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai
- Tư vấn về các quy định của pháp luật về việc khởi kiện tranh chấp đất đai
- Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin liên quan đến việc khởi kiện tranh chấp đất đai
- Soạn thảo đơn khởi kiện theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng theo quy định pháp luật
- Tư vấn thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác
Sau khi tham khảo các bước hướng dẫn trên của Luật L24H, bạn đã sẵn sàng để nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thường mất nhiều thời gian cần chủ động, kiên trì, hãy luôn giữ thái độ cởi mở, sẵn sàng trao đổi và hợp tác với các bên liên quan. Việc thuê, tham khảo luật sư tư vấn luật đất đai, liên hệ dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp đất đai là điều cần để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho mình
Án phí tranh chấp đất đai
Án phí tranh chấp đất đai là một vấn đề mà các đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai quan tâm về mức án phí phải nộp cho Tòa là bao nhiêu khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Để hiểu thêm về quy định liên quan đến cách tính án phí tranh chấp đất đai
Quy định pháp luật về án phí tranh chấp đất đai
Khi nào phải nộp án phí tranh chấp đất đai
Khi đương sự (là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có yêu cầu xét xử một vụ án tranh chấp đất đai do Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì đương sự phải nộp một khoản chi phí (gọi là án phí) vào ngân sách nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí tùy theo cấp xét xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) và tùy theo vụ việc tranh chấp.
Ai là người chịu án phí tranh chấp đất đai?
Căn cứ quy định tại Điều 147, 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì chủ thể chịu án phí tranh chấp đất đai là:
- Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
- Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 147 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
- Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
- Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Cách xác định mức án phí vụ tranh chấp đất đai phải nộp cho Tòa
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất thì mức án phí phải nộp cho Tòa sẽ xác định như sau:
Nếu Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng;
Nếu Tòa án phải xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng, cụ thể:
- Giá trị từ 6.000.000 đồng trở xuống, án phí sẽ là 300.000 đồng
- Từ 6.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng, án phí sẽ là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng, án phí = 20.000.000 đồng +4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, án phí = 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng, án phí = 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Từ trên 4.000.000.000 đồng, án phí = 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng
Trường hợp miễn án phí vụ án tranh chấp đất đai
Theo quy định tại (điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14) quy định miễn tiền tạm ứng án phí, án phí đối với một số đối tượng, cụ thể như sau:
- Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo Điều 1 – Luật Trẻ em số 102/2016/QH13);
- Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
- Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không còn khả năng lao động (theo Điều 2 – Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12);
- Người khuyết tật;
- Người có công với cách mạng theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi bổ sung số 04/2012/UBTVQH13;
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
Nộp án phí tranh chấp đất đai ở đâu
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì cơ quan thi hành án dân sự có nghĩa vụ thu án phí dân sự, trong đó có án phí giải quyết tranh chấp đất đai.
Cụ thể, chủ thể có nghĩa vụ nộp án phí sẽ nộp án phí ở Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện (nếu vụ án tranh chấp đất đai không có yếu tố nước ngoài và thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc Chi cục thi hành án dân sự cấp tỉnh (nếu vụ án tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino