Hiểu chính xác về hoạt động chuyển nhượng thương hiệu
Chuyển nhượng thương hiệu có thể hiểu đơn giản là việc cho phép hoặc chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng thương hiệu mà mà đang sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác. Thương hiệu là tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau như: sản phẩm, dịch vụ, logo thương hiệu, quy trình hoạt động, quy trình sản xuất,…
Thông thường, thương hiệu sẽ được nhìn nhận thông qua bộ nhận diện của nó. Mỗi bộ nhận diện thương hiệu đều là các tài sản sở hữu trí tuệ đặc thù với chủ sở hữu.
Chuyển nhượng quyền tác giả của thương hiệu
Trường hợp bộ nhận diện thương hiệu của bạn đã đăng ký quyền tác giả, bạn có thể tiến hành chuyển nhượng bản quyền cho chủ thể khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả được hướng dẫn tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
“1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của thương hiệu
Trong trường hợp bạn muốn chuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp thể hiện thương hiệu như: nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp…, cần lưu ý phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng cụ thể trước khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Trước khi soạn thảo hợp đồng và xác định đối tượng chuyển nhượng thương hiệu trong hợp này, bạn phải đảm bảo được những điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.”
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cũng cần được lập thành văn bản và đáp ứng 04 nội chủ yếu bao gồm:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
- Căn cứ chuyển nhượng.
- Giá chuyển nhượng.
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Ngoài hoạt động chuyển nhượng thương hiệu, bạn cũng có thể thực hiện hoạt động chuyển quyền sử dụng thương hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino