Hiện nay, có nhiều công ty mở các chi nhánh. Tất cả các giao dịch đều phải có sự đồng ý của chủ tài khoản. Vậy cho mình hỏi chi nhánh có tư cách pháp nhân hay không? Hay chỉ doanh nghiệp mà chi nhánh phụ thuộc mới có tư cách pháp nhân? Chi nhánh doanh nghiệp mình được phép tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh và tại doanh nghiệp hay không? Bên cạnh đó, mình muốn biết chi nhánh có cần phải thực hiện chế độ kế toán không?
Chi nhánh của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không?
Trước tiên cần nắm được chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị như thế nào. Tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể như sau:
“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”Như vậy, xét trong khối doanh nghiệp thì những tổ chức không có tư cách pháp nhân bao gồm: chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Các tổ chức này đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Đồng thời, tại Điều 74, 75 và Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 74. Pháp nhân1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.Điều 75. Pháp nhân thương mại1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan….Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”Như vậy, doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện nêu trên được xác định là có tư cách pháp nhân. Chi nhánh của doanh nghiệp theo đó được xem là đơn vị phụ thuộc, nên không có tư cách pháp nhân.
Chi nhánh của doanh nghiệp được quyền tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp và chi nhánh hay không?
Chi nhánh của doanh nghiệp được quyền tuyển dụng nhân sự là người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp và chi nhánh hay không?
Tại Điều 19 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền của chi nhánh như sau:
“Điều 19. Quyền của Chi nhánh1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”Căn cứ theo đó, có thể thấy chi nhánh của doanh nghiệp chỉ được quyền tuyển dụng người nước ngoài để làm việc tại chính chi nhánh đó theo quy định của pháp luật Việt Nam, còn việc tuyển dụng người nước ngoài để làm việc tại doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp thực hiện hoặc doanh nghiệp chỉ định chi nhánh thực hiện đúng theo quy định của pháp luật
Chi nhánh có cần phải thực hiện chế độ kế toán hay không?
Nghĩa vụ của chi nhánh được quy định tại Điều 20 Luật Thương mại 2005 bao gồm:
“Điều 20. Nghĩa vụ của Chi nhánh1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”Như vậy, một trong những nghĩa vụ của chi nhánh là thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
Hồng Oanh
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino