Tố giác chồng bạo hành ở đâu?

0
548

Tôi kết hôn tính đến nay được 8 năm. Ba năm đầu, tôi bị chồng thường xuyên bạo hành đến năm thứ tư thì tôi chịu hết nổi nên bế con trốn khỏi nhà. Mới đây, anh ấy tìm ra hai mẹ con tôi và đòi đưa con về nhà nuôi nhưng tôi không đồng ý. Nhiều lần anh ấy gọi điện chửi rất thậm tệ, lăng nhục cả gia đình, bố mẹ tôi (tôi có ghi âm lại). Tôi còn lưu giữ tất cả tin nhắn và ghi âm. Tôi gửi đơn ly hôn ra tòa nhưng tòa vẫn chưa giải quyết xong. Giờ tôi muốn tố giác chồng tôi về tội chửi vợ, làm nhục vợ, bạo hành vợ thì những tin nhắn, ghi âm mà tôi lưu được thì có đủ làm bằng chứng là chồng tôi bạo hành vợ không?Có cơ quan nào hỗ trợ cho người phụ nữ bị bạo hành như tôi không? Hồng Lynh (tanlinh***gmail.com)

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 5 của Luật này cũng quy định, nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền như:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu chồng bạn có những hành vi nêu trên thì bạn gửi đơn tố giác tới các cơ quan có thẩm quyền như công an, UBND phường/xã, công an cấp quận huyện để được giải quyết. Khi nộp đơn kèm theo những bằng chứng mà bạn có được như tin nhắn, ghi âm …

Nếu có căn cứ, chồng bạn sẽ bị xử phạt hành chính nếu chưa đến mức xử lý hình sự. Trong thời hạn 12 tháng mà chồng bạn tiếp tục có hành vi bạo hành bạn thì có thể xử lý hình sự.

Do hiện nay vợ chồng bạn đang tiến hành thủ tục ly hôn, nên những căn cứ trên (tin nhắn, ghi âm) có thể sử dụng làm chứng cứ để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án ly hôn. Ngoài ra bạn cũng có thể tố cáo hành vi bạo hành của chồng đối với bạn tới các cơ quan có thẩm quyền mà tôi nêu trên để được giải quyết.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcMảnh đất mang đi thế chấp bị xử lý thì căn nhà nằm trên mảnh đất có bị xử lý theo không?
Bài tiếp theoLuật sư có quyền không tố giác thân chủ của mình hay không?