Thủ tục nhận con riêng của vợ làm con nuôi

0
459

Thứ nhất, về điều kiện nhận con nuôi.

–  Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 14 Luật nuôi co nuôi năm 2010 thì điều kiện để nhận con nuôi của bố dượng là:

“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 d) Có tư cách đạo đức tốt”.

 – Vì câu hỏi của bạn không nêu rõ số tuổi của đứa trẻ được nhận nuôi nên chúng tôi xin tư vấn như sau: Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010, nếu người được nhận nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên thì việc nhận con nuôi phải được sự đồng ý của người đó.

– Ngoài ra, cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010, việc nhận nuôi còn phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của đứa trẻ. Trong trường hợp này, mặc dù cha mẹ đẻ của đứa trẻ đã ly hôn nhưng bạn vẫn phải được sự đồng ý của cha đẻ đứa trẻ.

– Hồ sơ nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 bao gồm:

1. Đơn xin nhận con nuôi;

2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

– Theo Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010, bạn nộp hồ sơ trên tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đăng kí hộ khẩu thường trú.

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thứ hai, về thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi.

–  Về điều kiện thay đổi họ tên Bộ luật dân sự 2005 có quy định tại Điều 27 như sau :

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.”

Mặt khác, khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”.

Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân đó đã chấm dứt. Vì vậy, việc yêu cầu đổi họ tên cho con theo yêu cầu của một bên là đều phải được sự đồng ý của bên còn lại.

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên thì bạn cần phải có sự đồng ý của con nuôi và bố đẻ của cháu về việc thay đổi họ theo họ của bạn.

– Thứ ba, về thủ tục thay đổi họ cho con.

Căn cứ theo quy định tại  mục 7 Điều 36, 37, 38 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh của con sẽ có thẩm quyền thay đổi, cải chính họ, tên cho con trong giấy khai sinh.

Thủ tục thay đổi họ cho con cụ thể như sau:

Về hồ sơ:

-Đơn (tờ khai) xin thay đổi, cải chính họ, tên cho con (theo mẫu ở UBND phường, xã).

– Giấy khai sinh bản chính của con.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu (bản sao chứng thực).

– Các giấy tờ khác liên quan đến việc thay đổi, cải chính họ, tên cho con.

– Ngoài các giấy tờ trên, trường hợp của bạn cần có văn bản thể hiện sự đồng ý của con nuôi, cha ruột của đứa trẻ về việc đổi họ cho con.

Trong trường hợp bạn không có giấy khai sinh bản chính của con thì bạn cần tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh cho con.

–  Về thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và quyết định về việc thay đổi họ tên. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp một bản chính quyết định về việc thay đổi họ, tên cho con. Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục đăng ký lại khai sinh trong nước
Bài tiếp theoThủ tục đăng ký lại kết hôn trong nước