Thủ tục khiếu nại cơ quan điều tra như thế nào? Căn cứ khởi tố vụ án hình sự?

0
640

Người dân, bị can, bị cáo, người phạm tội có quyền khiếu nại về thủ tục điều tra của cơ quan điều tra hay không? Dựa vào đâu để cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?… và một số vướng mắc khác liên quan sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Thủ tục khiếu nại cơ quan điều tra như thế nào?

Thưa Luật sư, anh trai em bị mất trong một tai nạn giao thông một chiếc xe tải tông anh trai em ngất tại chỗ vào ngày 8/8/2015 vừa qua đến nay đã hơn 6 tháng, vẫn chưa được công an giải quyết, bên chủ xe có hồi thường hai mươi lăm triệu, với số tiền này không đủ làm mai táng.
Sau sự việc này gia đình em có thương lượng với chủ xe bồi thêm một chút và lấy xe ra, nhưng chủ xe không đồng ý. Hơn cả tháng vẫn không thấy bên công an mời lên. Gia đình em có mời Luật Sư giải quyết vụ việc này, gia đình em đã ủy quyền cho Luật sư đã bốn tháng qua vẫn chưa ra tòa. Anh trai em bị mất luật sư cũng không thông báo cho em gia đình em vụ việc ra sao, gia đình em có gọi cho Luật sư nhưng không được. Vụ việc này kéo dài rất lâu rồi bên công ty cần hồ sơ để làm bảo hiểm. Cứ tình trạng như vậy em không biết là bao lâu nữa.
Xin Luật sư cho em ý kiến em phải làm gì để bên công an sớm giải quyết vụ việc này? Gia đình em ủy quyền cho luật sư nhưng đã đợi chờ lâu không có kết quả, nếu như gia đình em thuê luật sư khác như vậy có được không ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.599.979

Trả lời:

Trường hợp của bạn chúng tôi có những tư vấn như sau:

Thứ nhất đối với việc anh trai bạn bị tai nạn và đã mất, việc bồi thường vẫn còn chưa thỏa đáng , công an đang giữ xe, trong một thời gian dài xẩy ra sự việc công an vẫn không mời lên giải quyết. Trong trường hợp này luật có quy định như sau: Căn cứ vào Điều 34, 35, 36 của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

“Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;

b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;

d) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;

đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.

2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;

b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;

c) Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;

d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;

đ) Kết luận điều tra vụ án;

e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;

g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.….

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

c) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;

d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;

đ) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

e) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát

1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;

b) Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;

c) Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;

d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật;

đ) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;

e) Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;

g) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

b) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;

c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

d) Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;

đ) Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;

e) Quyết định chuyển vụ án;

g) Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;

h) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;

i) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án;

k) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát……….”.

Từ những quy định như trên, để cơ quan công an mời bạn lên làm việc thì bạn nên viết đơn gửi khiếu nại lên Thủ trưởng công an nơi mà đang giữ xe và Viện trưởng của Viện kiểm sát cùng cấp . Trong đơn bạn phải ghi rõ nội dung vụ việc, những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, đề nghị với cơ quan Công an và Viện kiểm sát cần sớm đưa vụ án ra để giải quyết nhằm kịp thời đảm bảo quyền và những lợi ích hợp pháp của gia đình bạn.

Đây là mẫu đơn khiếu nại bạn có thể tham khảo: Mẫu đơn khiếu nại

Khi giải quyết đơn thì thủ trưởng cơ quan điều tra sẽ có chỉ đạo để điều tra viên tiến hành mời bạn lên cơ quan công an giải quyết. Nếu như vấn không có kết quả thì bạn có thể gửi đơn lên cơ quan công an cấp trên qua đường bưu điện.Hoạc biện pháp mà nhiều người cũng thường sử dụng đề tìm kiếm sự quan tâm cho vụ việc gia đình bạn là Báo chí.

Thứ hai là vấn đề bạn đã có nhờ đến Luật sư Phương và sau khi Luật sư nhận vụ việc gia đình bạn đã ủy quyền cho Luật sư .Nhưng đã bốn tháng qua vẫn chưa ra tòa…Luật sư cũng không thông báo cho bạn gia đình bạn vụ việc ra sao,gia đình bạn có gọi cho Luật sư Phương nhưng không được. Ở trường hợp này, Luật quy định về việc quản lý luật sư như sau: Căn cứ vào Khoản 9, 10 Điều 61 của

Luật luật sư 2006 sửa đổi 2012 quy định:

“ Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư

9. Hòa giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sư với tổ chức hành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư.

10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.”

Từ quy định trên cho thấy nếu Luật sư sau nhiều lần bạn liên lạc không được và cũng không có thông tin gì phản hồi của luật sư thì bạn có thể viết đơn khiếu nại đến Đoàn luật sư của nơi mà Luật sư cư trú. Bạn có thể nộp trực tiếp hoạc cũng có thể gửi qua đường Bưu điện.

Nếu như sau khi giải quyết xong mà bạn không muốn ủy quyền cho luật sư này nữa, thì bạn cần tiến hành thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư này ( nếu có ký kết hợp đồng) theo quy định để bạn tìm Luật sư khác giúp gia đình bạn.

2. Cơ quan điều tra có quyền ghi âm, ghi hình bí mất không?

Công ty luật Đỗ Gia Việt tư vấn về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của luật tố tụng hình sự hiện nay:

Trả lời:

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì

Điều 21.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Như vậy quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm. Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy quyền sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy việc quay lén, ghe lén sau đó làm nộ bí mật riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp bản thân phát hiện mình bị người khác nghe lén, quay lén với mục đích xấu các bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn trong bài viết sau: Bị người khác nghe lén, lắp đặt thiết bị nghe lén để xử dụng vào mục đích xấu thì phải làm gì?

Nhưng trên thực tế do phục vụ cho việc điều tra xét xử tội phạm Cơ quan điều tra được áp dụng một số biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

1. Ghi âm, ghi hình bí mật;

2. Nghe điện thoại bí mật;

3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Như vậy việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặt biệt chỉ được áp dụng sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra người có thẩm quyên tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như: Ghi âm, ghi hình bí mật; ghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật đữ liệu điện tử;

Và chỉ được áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được áp dụng trong những trường hợp quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:

1.Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;

2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy chỉ người có thẩm quyền chỉ có thể được áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; ghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử đối với các trường hợp bị khởi tố về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy mọi hoạt động ghi âm, ghi hình bí mật, ghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử khác đều trái theo quy định của pháp luật.

3. Thời hạn điều tra vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Thưa luật sư, tôi là đương sự trong một vụ án tai nạn giao thông: người điều khiển xe máy đâm vào đuôi xe ô tô của tôi và người ngồi sau qua đời, về sơ bộ thì tôi đi đúng luật và không có lỗi gì cả. Tuy nhiên, tôi chưa biết kết luận điều tra của cơ quan công an như thế nào để có hướng giải quyết cụ thể cho trường hợp của mình, vụ việc xảy ra cách đây 3 tháng rồi. Vậy thời hạn để cơ quan công an điều tra và ra kết luận là bao lâu?
Xin cảm ơn !

Trả lời:

Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 172. Thời hạn điều tra

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.….

Điều 9. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy làtừ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớnmà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Vậy, trong trường hợp của bạn, bạn mới chỉ cung cấp thông tin của người đã khuất, chúng tôi chưa nắm được về xe cộ, phương tiện người này có thiệt hại gì không, bạn có lỗi gì trong việc gây ra tai nạn hay không nên chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Chúng tôi xin cung cấp thêm quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, để quý khách hàng xác minh lỗi của mình hoặc của người điều khiển xe máy thuộc trường hợp nào, gây thiệt hại ra sao để áp dụng đúng thời hạn điều tra nêu trên:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vậy, nếu chỉ có 1 người qua đời, không thiệt hại gì về tài sản hoặc thiệt hại ít thì thời hạn điều tra với trường hợp của bạn có thể nằm trong khoảng từ 2 đến 4 tháng.

4. Phân tích những tiến bộ của khoa học điều tra hình sự

Những kẻ sát nhân hiện đại, khi gây án đã cẩn thận đeo găng; sau khi gây án lại kỳ cọ vết máu dính trên thân thể bằng hóa chất, nhặt từng mẩu thuốc lá rơi ở hiện trường gây án, lau chùi cẩn thận để xóa tất cả các dấu tay, chúng chặt thi thể nạn nhân ra cho đến khi không còn nhận dạng được nữa, thậm chí chúng còn đốt cả thân thể và trang phục của nạn nhân để xóa sạch dấu vết mồ hôi và tinh trùng …những việc làm đó không chỉ nhằm làm mất đi mối liên hệ của kẻ phạm tội với hiện trường vụ án mà còn

Phần I. Những tiến bộ của khoa học hình sự đối với tội phạm chuyên nghiệp, nguyên tắc gây án không bao giờ đế lại dấu vết” chết người” như vân tay hay mẫu ADN luôn luôn được tôn trọng, thực hiện.

Những kẻ sát nhân hiện đại, khi gây án đã cẩn thận đeo găng; sau khi gây án lại kỳ cọ vết máu dính trên thân thể bằng hóa chất, nhặt từng mẩu thuốc lá rơi ở hiện trường gây án, lau chùi cẩn thận để xóa tất cả các dấu tay, chúng chặt thi thể nạn nhân ra cho đến khi không còn nhận dạng được nữa, thậm chí chúng còn đốt cả thân thể và trang phục của nạn nhân để xóa sạch dấu vết mồ hôi và tinh trùng …những việc làm đó không chỉ nhằm làm mất đi mối liên hệ của kẻ phạm tội với hiện trường vụ án mà còn nhằm xóa đi cả danh tính của nạn nhân nữa. Nhưng tất cả những cố gắng, những mánh khóe mới đó của kẻ phạm tội, đã từ lâu thường là thất bại vì sự tiến bộ vượt bậc của khoa học hình sự trong thời gian gần đây. Ngày nay những kẻ phạm tội đã phải đương đầu với cả một đạo quân các chuyên gia được trang bị những thiết bị khoa học hiện đại nhất, những người biết cách làm cho xác chết biết nói, so sánh các thông tin thu lượm được với lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian vài giây và chỉ nhờ vào một vài tế bào mô là có thể nhận dạng được nạn nhân và thủ phạm.

Tìm dấu vết không cần có xác chết

Ngày nay, để truy tìm dấu vết hay AND của nạn nhân, các nhân viên điều tra không nhất thiết phải cần có xác chết nữa. Họ chỉ cần bắt được vài con bọ hay con ruồi đã bám vào da thịt và đẻ trứng lên trên đó. Thông qua những thứ mà con giòi ( do trứng của con bọ hay ruồi nở ra ) không tiêu hóa được, các chuyên gia vẫn có thể phân tích, tìm thấy Gene của nạn nhân và Gene của kẻ phạm tội.

Ví dụ : Trong vụ án Jennifer Haack,16 tuổi, bị giết ở Kiel, Đức. Các nhân viên điều tra đã cố gắng lọc lại dấu tay sinh hóa của người đàn ông đã hãm hiếp và giết hại cô từ những con giòi.” Jennifer chỉ còn mang tất trên người. Người ta tìm thấy được nhiều ấu trùng của côn trùng quanh vùng âm hộ. Nếu kẻ phạm tội để lại tinh trùng ở đó thì sẽ bị ấu trùng ăn ngay lập tức- Tức là ăn AND của gã” , ông Kai Schlotfeldt, làm việc ở Sở cảnh sát ở Kiel nói.

Các côn trùng không đẻ trứng lên xác chết cùng một thời điểm mà theo một thứ tự nhất định, mặt khác thời gian để trứng của mỗi loại côn trùng nở thành giòi cũng khác nhau nên thông qua việc khám nghiệm từ 5 đến 10 loại côn trùng khác nhau trong thời gian từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi nạn nhân chết là các chuyên gia có thể xác định được xác chết đã có ở đó từ bao giờ.

Trong vụ án Jennifer Haack, cuối cùng việc săn lùng thủ phạm cũng đã kết thúc mà không cần đến việc phân tích các con giòi. Một sợi vải nằm trên quần lót của nạn nhân đã tố cáo thân phận của kẻ giết người. Nó đã rơi ra từ 1 cái áo khoác Jean kiểu cũ và nổi bật đến mức không cần đến kính lúp các điều tra viên cũng nhìn thấy.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.599.979

Bể axit cũng không còn hiệu nghiệm

Những kẻ giết người đã làm mọi cách để không còn nhận dạng được nạn nhân nhằm không để lại manh mối. Nhưng những nhà khoa học hình sự vẫn có khả năng “ nhìn “ ra nhiều thứ.

Ví dụ : Thông qua việc phân tích dấu tay địa hóa ẩn chứa trong răng, trong tóc, xương, móng tay thì người ta vẫn biết được nơi sinh sống của nạn nhân, người đó thường ăn thức ăn gì, nước uống ở nơi nạn nhân sinh sống có những đặc điểm gì…và cũng giống như một thứ tiếng nói địa phương, dấu tay địa hóa có những đặc tính nhất định tùy theo vùng, miền và ấn một dấu vết lên con người một cách không lẫn lộn được.

Phương pháp phân tích dấu tay địa hóa này đã giúp tìm ra danh tính của người phụ nữ đã bị làm biến dạng hoàn toàn, được tìm thấy trong vùng Garmisch-Partenkirchen của Đức vào tháng11 năm 2001. Dấu tay địa hóa của nạn nhân chỉ về nơi sinh sống của nạn nhân ở Italy, nơi cảnh sát cuối cùng cũng phát hiện và bắt kẻ giết người phải nhận tội.

Động cơ gây án cũng là dấu vết

Trong vụ án Jermaine McKinney giết một bà già 70 tuổi và giết người con gái 45 tuổi trong nhà riêng của bà tại bang Ohio nước Mỹ. Jermaine McKinney, một người hâm mộ các bộ phim hình sự hiện đại và biết rõ các phương pháp của khoa học hình sự hiện đại, từ đó suy ngược lại là phải làm những gì để không bị bắt. Những kẻ giết người như Jermaine McKinney rất sợ bị phân tích Gene. Vì trên lý thuyết, người ta chỉ cần một lượng máu, mồ hôi, nước bọt, tinh trùng rất nhỏ hay một vài phân tử da, một cọng tóc rơi ở hiện trường là đã đủ dựng lên “ chân dung, tiểu sử “ một cá nhân, mà chi phí lại không quá 50 euro. Jermaine McKinney đã tiến hành xóa các dấu vết, tang chứng một cách rất chuyên nghiệp, bằng cách dùng hóa chất tẩy rửa máu của nạn nhân trên tay hắn để phá hủy các AND, gã dùng chăn lót ô tô nhằm không để lại dấu vết nào từ việc giết người ở lại trên xe của gã. Tên sát nhân đã hãm hiếp người phụ nữ trẻ tuổi hơn và sau khi thỏa mãn thú tính , gã đã đốt các thi thể để xóa sạch dấu vết mồ hôi và tinh trùng.

Nhưng Jermaine McKinney đã phạm phải một sai lầm chết người khi để cho lòng tham lam điều khiển và dẫn các nhà điều tra đến được với Gã khi Gã… sử dụng thẻ tín dụng của một trong các nạn nhân.

Những tiến bộ mới của khoa học hình sự

Nhờ vào những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật hình sự mà các nhân viên điều tra thường đi trước kẻ phạm tội. Trong tương lai, qua phân tích AND người ta có thể biết nhiều hơn về đặc tính và vẻ bên ngoài của con người như : màu mắt, màu tóc với tính chính xác lên đến gần 100% và từ mồ hôi đọng lại giữa các vân tay, người ta có thể biết người để lại dấu tay có ăn thịt không ? có dùng thuốc đặc trị không ? có hút thuốc không ?… Đồng thời người ta cũng xác định được, con người không lại chỉ khác nhau về vân tay, hệ Gene mà còn khác nhau về vân môi, mống mắt, hình dạng khuôn tai, độ dài xương các chi.…

Ngoài ra mỗi người còn có một mùi đặc trưng riêng mà không phải người nào cũng có. Đầu năm 2008, các chuyên gia thuộc lực lượng cảnh sát kỹ thuật và khoa học hình sự ( PTS ) Pháp đã phá thành công một vụ án nhờ vào mùi của thủ phạm. Trên vũ khí bỏ lại cạnh xác nạn nhân, các chuyên gia khoa học hình sự hiện trường đã thu thập được một “ dấu vết mùi” rất đáng giá và được chuyển tới bảo quản tại phòng thí nghiệm rồi cho tiến hành so sánh với mùi của một kẻ tình nghi bị chó nghiệp vụ của cảnh sát phát hiện. Trên cơ sở so sánh nhiều lần thấy hai múi trùng khớp nhau, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ và tiến hành hỏi cung kẻ tình nghi. Trước những bằng chứng khoa học, thuyết phục như vậy, kẻ thủ ác đã phải cúi đầu nhận tội.

Chỉ trong 2 hoặc 3 năm gần đây, Viện nghiên cứu hình sự thuộc lực lượng hiến binh quốc gia Pháp đã đưa vào sử dụng hàng trăm phương pháp điều tra mới mà đặc biệt hiệu quả là phương pháp nhận dạng giọng nói, nhận biết mùi, dấu vân tay và phục hồi những thiết bị, những dữ liệu tin học trong tìng trạng hư hại nghiêm trọng. Các chuyên gia về mùi, phấn hoa và cây cỏ của Viện nghiên cứu hình sự thuộc lực lượng hiến binh quốc gia Pháp còn đưa vào sử dụng một phương pháp xác định chính xác dấu vết phấn để lại tại hiện trường của tội phạm. Mới đây kỹ thuật này đã làm sáng tỏ nghi ngờ về một vụ hãm hiếp : một phụ nữ khai bị hãm hiếp tại một cánh đồng cải dầu, ngoài ra không có một chi tiết nào khác. Qua kiểm tra quần áo lót của nạn nhân, các nhà điều tra đã xác định được phấn hoa cây cải dầu bám vào như lời khai của người bị hại. Các chuyên gia của Viện này còn lập được một hệ thống tự động nhận dạng giọng nói của bất kỳ ai và từ bất kỳ nguồn nào với độ thành công lên đến 90% đối với những đoạn ghi âm có chất lượng tốt, ví dụ như những lời đe dọa qua điện thoại của một kẻ nặc danh nào đó.

Tại phòng thí nghiệm Cục cảnh sát khoa học và kỹ thuật thành phố Lion ( Pháp ) có 01 kính hiển vi điện tử có khả năng phóng đại đến 20 nghìn lần nên có thể nhận diện được những dấu vết xước siêu nhỏ trên các đầu viên đạn hay nhận diện được dấu vết của phân tử chì, barium và antimoine là những thành phần thông thường của thuốc đạn.

Cục điều tra liên bang Mỹ FBI đã đưa vào sử dụng máy phác họa họa đồ vị trí nhà của tên sát nhân nhờ liên kết các dấu vết để lại trên viên đạn mà thủ phạm đã bóp cò với các tội ác khác, cùng kỹ thuật dò tìm dấu vân tay, mã di truyền AND có thể dính trên vỏ đạn…Hỗ trợ máy phác họa này còn có máy quang phổ mà trong bộ nhớ của máy hoạt động bằng tia hồng ngoại này có khả năng lưu trữ các kết cấu lý hóa của băng dính, hồ, sơ, dầu ăn, sơn, nhựa và nhất là hàng trăm loại sơn thường được các nhà sản xuất xe ô tô sử dụng.

Một kỹ thuật điều tra mới , có lẽ đã rất gây ấn tượng. Đó là đưa vào sử dụng các thiết bị sắc ký và phổ kế Laser , là kỹ thuật cho phép biết được thành phần hóa học cấu tạo nên mẫu vật chứng cứ mà không cần phải phá hủy mẫu vật.

Kỹ thuật độc đáo nhất có lẽ là “ lấy dấu vân tay não’’. Nguyên lý của kỹ thuật này là khi não xử lý hình ảnh nó ghi nhận, nó phát ra những xung điện có thể đọc bằng những bộ cảm biến gắn trên đầu. Một phản ứng tích cực trước một bức ảnh chụp một tội ác có thể đồng nghĩa với việc nghi can từng có mặt tại hiện trường vụ án. Nếu không có phản ứng thì rất có thể nghi can ngoại phạm.

Kỹ thuật lọc thông tin từ băng Video giám sát đã có những tiến bộ đáng kể. Vào tháng 6 năm 2003, từ băng Video của một Camera giám sát quanh khu giải trí Disneyland ở thành phố Orlando, các nhà khoa học đã lọc, tách từ tiếng ồn trong băng Video ra được giọng nói con người và làm rõ được hình ảnh một vụ hiếp dâm xảy ra trên chiếc xe tải. Từ hình ảnh do máy ghi lại, các nhà điều tra đã đọc được 6 trên 7 con số của biển số xe và thủ phạm đã bị bắt giữ sau đó.

Hiện nay, tại nhiều thành phố lớn ở Nga, người ta còn sử dụng thuật thôi miên vào công tác điều tra tội phạm hình sự. Một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này là đại tá Alexei Skripnikov. Gần đây ông đã giúp công an Permi bắt được một tên giết người hàng loạt, nhiều năm liền sống ngoài vòng pháp luật. Nhờ thôi miên các nhân chứng, Skripnikov đã phác họa được chân dung kẻ giết người và sau đó đã bắt được hắn, một nhân viên cứu hỏa. Thông thường các nhân chứng bị đã sốc mạnh nên nhất thời không nhớ được nhân dạng và đặc điểm của tên tội phạm. Các nhà thôi miên sẽ thôi miên các nhân chứng và trong khi bị thôi miên, các nhà thôi miên sẽ giúp các nhân chứng phục hồi trí nhớ, có thể nhớ lại tất cả những sự kiện trong quá khứ, người bị thôi miên cũng có thể tưởng tượng hoặc cảm xúc theo sự sai khiến của người thôi miên qua giọng nói.

Ngày nay, ở nhiều phòng thí nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, các nhà khoa học còn nghiên cứu áp dụng khả năng ngoại cảm, cũng như ứng dụng những hiểu biết về thế giới tâm linh vào việc điều tra tội phạm.

Cuối cùng, có thể kết luận : Khoa học hình sự là một khoa học thực nghiệm, bắt đầu điều tra từ ngõ cụt và làm đi làm lại nhiều lần cùng một thí nghiệm để đi đến làm sáng tỏ sự thật. Vì sự bình yên và công lý, đòi hỏi Khoa học hình sự phải luôn luôn có những phát minh mới nhằm hỗ trợ các điều tra viên cho đến khi mọi bí ẩn của các vụ án đều được phơi bày.

Mặt khác cũng phải thấy rằng, trước sự gia tăng của các phương pháp điều tra hình sự mới thì các thẩm phán cũng phải có đủ thông tin để có thể biết được phương pháp nào giúp ích được và độ chính xác của mỗi phương pháp điều tra, để có thể giúp cho công tác điều tra và xét xử của các thẩm phán được chính xác. Nếu không có sự hiểu biết tối thiểu về những phương pháp điều tra mới, có thể họ sẽ làm cho vụ án phức tạp hơn vì những xét nghiệm không cần thiết.

Phần II : NHỮNG CHIẾN CÔNG THẦM LẶNG CỦA NGÀNH KHOA HỌC HÌNH SỰ VIỆT NAM

Với các phương châm tỉ mỉ, thận trọng, khách quan, khoa học, toàn diện và chính xác, ngành Khoa học kỹ thuật hình sự Việt nam từ ngày thành lập ( 23-8-1957 ) đến nay, đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, đóng góp nhiều thành tích đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ pháp luật, thực thi công lý và những chiến công, đóng góp đó là hết sức thầm lặng.

Trong cuộc chiến chống tội phạm, chống lại cái ác, các chuyên gia khoa học hình sự là những chiến sỹ không mặc áo lính, không sử dụng súng đạn mà vũ khí của họ là khoa học kỹ thuật, là tri thức,… và bằng chuyên môn nghiệp vụ, họ đã làm sáng tỏ biết bao sự thật tưởng chừng như không thể nào tìm ra. Nếu không có những người như họ thì những tên sát thủ máu lạnh như Phước “ Tám ngón”, Dũng “ chim xanh”, Phù thủy “ Lê thanh Vân ”… sẽ không giờ tâm phục khi bị xử phạt với mức án cao nhất, tử hình.

Giám định chữ viết phục vụ điều tra hình sự

Giám định chữ viết trong khoa học điều tra hình sự là việc các chuyên gia giám định xem xét các đặc trưng như : các đặc điểm được tạo nên từ hệ thống chữ viết đã được học, đặc điểm cá nhân hay các đặc trưng không phổ biến với số đông người. Trong đó, các đặc điểm cá nhân về chữ viết ( như: những đặc điểm độc đáo trong cách viết từng ký tự hoặc một số ký tự nhất định, độ nghiêng, khoảng trống, độ đậm nhạt khi viết, độ hằn của chữ trên giấy,…) đóng vai trò quan trọng nhất trong một cuộc giám định chữ viết.

Một ngày cuối năm 2005, Giám đốc siêu thị Co-op Mart Cống Quỳnh, Trần thị tuyết Hồng nhận được một gói quà, liền mở ra xem và bàng hoàng trước nội dung “ Chào ông…Nếu ông không muốn có vài vụ nổ xảy ra ở những cơ sở của mình thì hãy chuẩn bị 100 ngàn USD…tính mạng của ông, tính mạng khách hàng cùng danh tiếng của hệ thống phân phối của ông là do ông quyết định…”. Sau đó Ban giám đốc được triệu tập để bàn việc xử lý và nhiều người đã nghĩ đây là một trò đùa. Nhưng năm ngày sau, bà Hồng lại nhận được một gói quà nữa, lần này quà gửi cho bà Hồng là một gói quà để quên trong tủ gửi đồ của khách hàng, bên ngoài gói quà có dòng chữ “ Thuốc nổ ”. Lần này, nhận thấy sự việc đã trở nên nghiêm trọng nên được báo ngay đến Công an TP.Hồ Chí Minh. Ban Giám Đốc Công an TP.Hồ Chí Minh lập tức chỉ đạo tập trung phá án, nhưng khó khăn là kẻ tống tiền luôn giấu mặt, việc xác định vân tay trên các lá thư là rất khó vì thời gian đã lâu, , đã qua nhiều người cầm đọc…Sau khi nghiên cứu, lực lượng phá án quyết định đi từ chữ viết trên gói quà và trong các bức thư. Lần theo dấu nhật ấn trên gói quà, các điều tra viên đến Bưu điện quận 5 là nơi gói quà được gửi đi và được các nhân viên ca trực nhận gửi gói quà cung cấp một số thông tin ban đầu về nhân dạng của người gửi quà. Tiếp tục sàng lọc hàng chục nghi can và tiến hành giám định chữ viết của các nghi can với chữ viết mẫu trên gói quà và trong các bức thư. Kết quả giám định chữ viết cuối cùng đã dẫn các điều tra viên đến với Phan Duy Cường trú tại P4Q3. Tại cơ quan điều tra, ban đầu Cường luôn miệng không nhận tội, nhưng khi điều tra viên đưa dấu vân tay tìm thấy trên gói quà có dòng chữ “chất nổ” thu trong tủ gửi đồ của siêu thị Co-op Mart Cống Quỳnh so với mẫu vân tay của Cường thì hắn mới chịu nhận tội. Khám xét chỗ ở của Cường, công an còn thu giữ được 8 cục pin, 2 bình ắc- quy và một số thuốc nổ được dùng cho việc chuẩn bị chế tạo bom. Cường khai, do làm ăn thất bại, nợ nần mà không có cách trả nên nảy sinh ý định tống tiền bằng cách đe dọa đặt bom, giúp sức cho Cường còn có tên Nguyễn ngọc Phượng. Tại cơ quan điều tra, Phượng cũng đã khai nhận tội phạm như Cường đã khai.

Hiện trường giả không che dấu được kẻ phạm tội.

Trong vụ án chết thảm của mẹ con chị Phạm thị Duyên và Lê thị Bích ở Mỹ Tú, Sóc Trăng. Nạn nhân đã bị hàng chục nhát dao chặt gỗ chém vào đầu, vào cổ. Cơ quan điều tra khoanh vùng và xác định được một nghi can là Lưu văn Tiến, người quen biết của nạn nhân, trên người nghi can này có nhiều vết trầy xước ở vùng thắt lưng và trước ngực. Nhưng tại cơ quan điều tra nghi can luôn miệng kêu oan và khai những vết trầy xước trên cơ thể do là bị chó, mèo quào trong lúc ngủ. Trong khi đó, công tác khám nghiệm hiện trường vụ án đã không thu thập được dấu vết buộc tội nào vì hiện trường đã bị xóa dấu vết nên không đủ chứng cứ để tiến hành bắt giữ Tiến. Vụ án tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt, cho đến khi . . . các chuyên gia về dấu vết của Viện khoa học hình sự xuống hiện trường là một căn nhà làm bằng cây tràm và nhận thấy trên những cây chống vách chòi có những cây đinh đóng còn thò đầu ra. Các chuyên gia đã yêu cầu tiến hành thực nghiệm điều tra và kết quả thực nghiệm cho thấy vết trầy xước trên người nghi can trùng, khớp với độ cao của một số cây đinh đóng nhô ra trên cột nhà. Cuối cùng, trước những lập luận khoa học, nghi can đã phải nhận tội và khai ra thêm đồng bọn là tên Nguyễn văn Hận. Những vết trầy xước trên người kẻ phạm tội chính là dấu vết của những đầu đinh đóng trên cây chống vách nhà “ấn”, “cào” các dấu vết vào người hắn khi nạn nhân chống cự, vật lộn với hắn.

Trong một vụ án khác xảy ra ở Cần Thơ cách đây khoảng năm năm. Một người vợ bị chết bởi một vết cắt đứt động mạch cổ , sâu gần đến xương sống cổ. Nạn nhân đã chết mà không kịp cấp cứu vì vết thương quá nặng. Theo lời khai của người chồng nạn nhân, do vợ chồng có mâu thuẫn xô xát, người vợ đã đập bể tung cửa kiếng Tivi, cầm lấy một mảnh kính vỡ đâm người chồng và trong lúc giằng co chống cự lại người chồng đã vô ý, quá tay gây ra vết cắt chí mạng cho vợ mình. Cơ quan điều tra đã khám nghiệm hiện trường, thu giữ vật chứng là chiếc tủ kính đựng Tivi và trưng cầu giám định nguyên nhân cái chết của nạn nhân. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và xem xét các dấu vết để lại tại hiện trường, các chuyên gia của Viện khoa học hình sự đã dễ dàng nhận thấy sự không hợp lý trong lời khai của người chồng về hung khí gây án : Thông thường một vết thương sâu, gọn gàng như trên người nạn nhân phải do một công cụ sắc bén gây ra; còn một mảnh kính vỡ, thông thường sẽ gây ra một vết cắt nham nhở, không gọn gàng. Mặt khác, về lý thuyết, khi động mạch bị cắt thì máu sẽ phun thành vòi, thành tia nhưng tại hiện trường là nền nhà không có những dấu vết máu như thế, mà chỉ có những vết máu chảy thành vũng, thành vệt đồng thời trên những mảnh kính còn lại ở hiện trường cũng không hề có vết máu phun vào. Rõ ràng đây là vụ án được xếp đặt lại hiện trường và sau khi kiểm tra lại chiếc tủ đựng tivi thì toàn bộ hiện trường giả đã bị lật mặt : Theo người chồng khai, người vợ dùng tay giựt văng tấm kiếng ra ngoài nhưng trong thực tế bên trong chiếc tủ lại có nhiều mảnh kính vỡ, chứng tỏ kính đã bị đập từ phía ngoài vào; trên phần loa của chiếc tivi bên trong tủ có một vết lõm nhỏ, dấu vết của cú “ đập” quá tay khiến không chỉ kiếng bể mà tivi bên trong cũng bể. Kết cục, sau khi xét xử sơ thẩm thì người chồng đã chấp nhận đúng người đúng tội, không hề kháng cáo.

Trong ngôi nhà nhỏ ở thị trấn Long Đất ( Bà Rịa- Vũng tàu ), xác Lư thanh Tân ( Việt kiều Úc) bị đốt cháy co quắp trước đó 5 ngày đang phân hủy, mùi tử khí bốc lên nồng nặc khiến người ta phải bịt mũi, nhăn mặt. Hiện trường vụ án để lại rất hoàn hảo chứng tỏ kẻ thủ ác đã tính toán cố tình dựng hiện trường giả để che dấu tội ác. Nhưng công tác khám nghiệm hiện trường, truy tìm dấu vết được thực hiện kỹ lưỡng và bằng các lập luận logic, các điều tra viên đã dần dần lột được mặt kẻ thủ ác. Cửa sổ nhà bị cạy tung, nếu hắn vào nhà và thoát ra bằng cửa sổ thì tại sao bầy chó nhà hàng xóm không phát hiện được hắn ? Vậy hắn phải là người quen với nạn nhân và được nạn nhân mở cửa cho vào, sau đó hắn thực hiện việc giết chết nạn nhân bằng cách bất ngờ dùng dây mi-cro xiết cổ rồi dùng dao đâm chí mạng cho đến chết hẳn. Việc đốt xác nạn nhân nhằm mục đích xóa các dấu vết còn lại ở hiện trường. Kẻ thủ ác phải là người có sức khỏe vì nạn nhân là người to cao, có sức khỏe. Trong khi công tác điều tra đang thu hẹp dần thì việc bắt được sóng điện thoại của chiếc điện thoại của nạn nhân bị mất đã giúp nhanh chóng kết thúc vụ án và vạch mặt kẻ phạm tội chính là Nguyễn Văn Phúc, anh trai của người yêu nạn nhân, đúng như kết quả mà các điều tra viên đã suy đoán trước đó: Khi biết người yêu bắt cá hai tay, Tân đã ngừng chu cấp tiền bạc và việc Phúc giết Tân là nhằm trả thù cho em gái.

Mỗi sợi tóc, vết máu, cọng lông ở hiện trường đều là dấu chứng của tội ác.

Giám định pháp y sinh học được thực hiện trên các mẫu vật như : sợi vải, lông tóc, tinh dịch, chất bài tiết, máu…thông qua giám định một vài sợi vải trên một tấm băng rôn khẩu hiệu phản động đã cung cấp được chứng cứ giúp cơ quan điều tra truy tìm ra kẻ chủ mưu trong vụ án chính trị xảy ra tại tỉnh Q năm 1989.

Cao cấp hơn giám định sinh học là giám định Gene , tìm ra mật mã thông tin di truyền chứa trong ADN của mỗi con người. Thông qua nghiệp vụ giám định Gene, Viện khoa học hình sự thường phải đảm nhiệm việc “ đi tìm bố cho những đứa trẻ không có cha ”. Đây là những vụ án xâm hại tình dục không được kịp thời phát hiện, làm các cô gái, thậm chí là các bé gái mới 12- 13 tuổi phải mang bầu, sinh con và đến khi vụ việc vỡ lở thì “tác giả” lại không chịu thừa nhận “tác phẩm” của mình nên việc xác định “ tác giả “ trong những trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giám định ADN.

Tên Trần ngọc Lương ở Đồng Nai đã lợi dụng cháu L, 15 tuổi, bị bệnh tâm thần để hiếp dâm cháu, làm cháu có thai nhưng con vừa sinh ra đời đã chết. Kết quả giám định gene của cháu bé do L sinh ra và gene của tên Lương là cùng gene di truyền đã giúp cơ quan pháp luật trừng trị đích đáng tên Lương.

Bằng nghiệp vụ khoa học phân tích gene, mới đây, Viện khoa học hình sự vừa kết luận chính xác một vụ án loạn luân, hết sức đau lòng. Đó là vụ án “ sinh con mà cũng là sinh cháu” xảy ra ở một tỉnh miền Tây nam bộ : Cha ruột quan hệ tình dục với con gái, đẻ ra…con, nhưng đồng thời là… cháu. Với đứa trẻ được sinh ra này, người cha đồi bại này vừa là cha mà lại vừa là…ông ngoại của đứa trẻ.

Trong vụ án anh Bùi anh Tuấn bị giết hại ở thị trấn An Thạnh,(huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương), cơ quan điều tra đã xác định được đối tượng nghi vấn là Trần văn Tài, thu giữ ở nhà Tài 01 cái quần có vết máu nhưng Tài đã chối việc phạm tội và khai vết máu trên quần thu giữ được là máu của Tài dính vào khi Tài bị té ngã, xây xát. Lập tức chiếc quần được gửi tới Viện khoa học hình sự để giám định và sau 3 ngày Viện khoa học hình sự đã có kết quả trả lời: Máu ở phía sau quần là của Tài, còn máu ở phía trước quần là của nạn nhân Bùi anh Tuấn.

Tháng 3 năm 2005, một vụ án mạng khủng khiếp xảy ra tại Phường 11 quận 5. Tại hiện trường, xác của 2 nạn nhân nằm ở trong nhà vệ sinh ngay cửa nhà vệ sinh. Công tác khám nghiệm hiện trường được thực hiện kỹ lưỡng, rất nhiều công cụ có ở hiện trường có khả năng đã được hung thủ xử dụng đã được thu giữ như các loại dao, kéo, tuốc nô vít, búa, các dấu chân dính máu, hai đôi găng tay… nhưng không thu được một dấu vân tay nào. Chứng tỏ hung thủ đã có sự tính toán, chuẩn bị từ trước khi gây án. Tuy nhiên, điều kẻ thủ ác đã không thể ngờ tới, hay có thể nói là đã đề phòng nhưng không thể lường hết được, đã xảy ra : Trong vết máu của nạn nhân thu được ở hiện trường có một số sợi tóc không phải của nạn nhân . Giả thuyết được đặt ra, trong khi nạn nhân kháng cự đã làm rơi rụng một số tóc của hung thủ. Trong khi đo, công tác điều tra đã xác định được hai chị em Trần huệ Bình ( sinh 1970 ) và Trần huệ Mẫn ( sinh 1975 ) là nghi can hàng đầu. Sau khi bị bắt giữ, hai nghi can này kêu oan, nhưng kết quả giám định dấu chân và kết quả phân tích ADN mẫu tóc thu được ở hiện trường vụ án với mẫu tóc của nghi can là có cùng gene di truyền. Bằng chứng khoa học này đã làm Trần huệ Bình và Trần huệ Mẫn hết đường chối cãi và phải nhận tội một cách “ Tâm phục, khẩu phục”.

Lưới trời lồng lộng

Trong vụ án Dũng “ Chim xanh ” cùng đồng bọn Cướp, hiếp. Cuộc đấu trí giữa những cảnh sát khoa học hình sự với tên trùm cướp xảo quyệt diễn ra căng thẳng, quyết liệt . Thậm chí cả đến khi đã bị bắt rồi, Dũng “ Chim xanh ” vẫn chối tội và đàn em bên ngoài của hắn vẫn tổ chức vụ cướp khác có cùng thủ đoạn với những vụ cướp do Dũng “ Chim xanh ” tổ chức trước đây nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra và chứng minh sự vô tội của hắn. Nhưng từ những vỏ đạn thu được tại hiện trường, các chuyên gia đường đạn của Viện khoa học hình sự đã bắt viên đạn giết người “ kể ” lại từng tội ác của hắn và đồng bọn, đồng cũng thời khẳng định những vụ án đó là do cùng một nhóm của Dũng “ Chim xanh ” thực hiện.

Vụ án đặc biệt ly kỳ, phức tạp mà các cảnh sát khoa học hình sự đã trải qua và không quên được chính là vụ sát thủ Lê Thanh Vân dùng chất độc cyanure đầu độc, giết chết nhiều người trong thời gian dài nhiều năm. Là một người có hiểu biết về chất độc, ả biết rõ cyanure là chất kịch độc, chỉ cần một lượng nhỏ là có thể tước đoạt đi mạng sống của người khác mà không để lại dấu vết, thậm chí có người thoát hiểm cũng không biết mình đã bị đầu độc mà cứ cho rằng mình bị bệnh khác. Nhờ cách hạ độc thủ này mà Lê Thanh Vân đã nhiều lần thành công, giết được nhiều người và chiếm đoạt được số lượng lớn tài sản của nạn nhân mà không bị phát hiện. Nhưng tội ác nào cũng có ngày phải bị trừng phạt, bí mật nào rồi cũng đến ngày bị phát hiện và khi một nạn nhân được đưa vào phòng hiến xác với lý lịch không người thân thích được nhận dạng thì ngày đền tội của Lê Thanh Vân đã đến. Bằng các thực nghiệm với Cyanure, các chuyên gia về chất độc của Viên khoa học hình sự đã vạch mặt thủ đoạn tàn khốc của ả phù thủy không còn tính người này.

Ngọn lửa cũng nói lên được sự thật.

Chiều ngày 29 tháng 10 năm 2002, ở Trung tâm thương mại quốc tế ICT ( thành phố Hồ Chí Minh ) đã xảy ra vụ cháy làm chết nhiều ngườiLúc đó,trong thành phố xuất hiện tin đồn gây hoang mang “ khủng bố bằng hóa chất gây cháy ”, khiến các cảnh sát khoa học hình sự cũng phải đau đầu. Tuy nhiên, chỉ sau 02 ngày làm việc cật lực, căn cứ vào vết ám khói, hạt đồng còn lại, hướng đổ sau đám cháy, chuyên gia cháy nổ của Phân viện khoa học hình sự Bộ công an ( tại thành phố Hồ Chí Minh ) đã sớm đưa ra kết luận : “ Vùng cháy đầu tiên là khu vực bên phải vũ trường Blue, tốc độ cháy lan khoảng 0,6 m/phút truyền theo phương nằm ngang, 1,2m/phút theo phương thẳng đứng, trong điều kiện nhiệt độ cao tốc độ cháy tăng gấp 3-5 lần ” và từ kết luận này, cơ quan điều tra cũng đã tìm ra nguồn cháy, điểm cháy đầu tiên là mũi hàn, lõi dây điện và gia đèn đang hàn lẫn trong đống đổ nát, đồng thời sớm làm rõ được nguyên nhân vụ cháy là do các thợ hàn bất cẩn khi hàn sắt để các tia lửa hàn văng ra làm cháy các tấm mốp cách âm của vũ trường. Nhưng thử thách lớn nhất của các nhà khoa học hình sự là phải xác định, thợ hàn ( mà cũng là người gây cháy ) tên Trung có chết trong đám cháy thật không ? Hay là đã bỏ chạy, trốn thoát khỏi hiện trường sau khi gây cháy ? Việc xác định này không hề đơn giản khi nhiều xác chết đã biến dạng, thậm chí cháy thành tro bột, không thể nhận dạng được bằng các phương pháp thông thường. Cuối cùng, các nhà khoa học hình sự đã tiến hành lấy mẫu máu, niêm mạc miệng, tóc cuả mẹ Trung để so sánh với các mẫu ADN của các tử thi trong đám cháy. Qua hàng chục lần phân tích, so sánh, đối chiếu, cuối cùng cũng xác định được, nạn nhân cũng là thủ phạm Trung đã chết trong đám cháy.

Trong thời gian gần đây, những vụ trả thù bằng thuốc nổ đã bắt đầu xảy ra. Ngày 4 tháng 7 năm 2003, xe của quản lý thị trường Bà Rịa vừa chuyển bánh thì bị phát nổ, toàn bộ phần đầu xe bị phá hủy, tài xế bị thương nặng. Ngay lập tức các chuyên gia cháy nổ của Phân viện khoa học hình sự Bộ công an đã có mặt tại hiện trường và tỉ mỉ thu thập từng dấu vết: mảnh kíp nổ , dây cháy chậm, lõi pin, sợi dây cao su buộc vật liệu nổ vào xe…phân tích vật liệu gây nổ, các chuyên gia xác định được vật liệu nổ là TNT có khối lượng 300-500 gram, kết hợp với điểm nổ, họ xác định mục tiêu sát hại là nhằm vào người lái xe. Đây là điểm mấu chốt để khoanh vùng xác định đối tượng nghi vấn và không lâu sau đó thủ phạm Nguyễn văn Vui bị bắt giữ. Vui đã hoàn toàn bất ngờ khi vết cắt của sợi dây cao su thu được tại khu vườn nhà y lại trùng khớp với vết cắt của sợi dây cao su dùng để buộc vật liệu nổ vào xe, thu được tại hiện trường vụ án.

Heroin trong thùng loa.

Những tội phạm mới mang tính quốc tế như buôn lậu ma túy xuyên quốc gia, mua bán nội tạng người,rửa tiền, lừa đảo qua mạng… đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Lực lượng cảnh sát khoa học hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống tội phạm này.

Tháng 6 năm 2005, công an thành phố Hồ Chí Minh phát hiện Mai công Thành và Nguyễn Mạnh Cường, những Việt kiều Úc, là những thành viên của một đường dây vận chuyển ma túy xuyên lục địa. Nhưng khi cho khám xét cơ sở sản xuất loa thùng của Thành và Cường, có cả sự tham gia của chó nghiệp vụ, cũng chỉ thu giữ được một ít Heroin. Chuyên án tưởng chừng như đã “vồ hụt ” con mồi, nhưng các chuyên gia giám định ma túy đã vào cuộc và không bỏ qua các thùng loa thành phẩm. Qua xét nghiệm đã bất ngờ tìm thấy trong các ổ Bass, Treble…trong loa chuẩn bị xuất sang Úc có một số lượng lớn Heroin được cất giấu, bên ngoài được mạ một lớp bột nhôm làm cho chó nghiệp vụ không phát hiện được.

Cuối cùng, có thể nói : Khoa học hình sự là một ngành khoa học thực nghiệm, bắt đầu điều tra từ ngõ cụt và để làm sáng tỏ sự thật, các chuyên gia khoa hình sự đã phải làm hàng trăm, hàng ngàn cuộc xét nghiệm. Họ luôn luôn là những người đầu tiên đến hiện trường, thường xuyên phải tiếp xúc với xác chết,…v.v. Nghề nghiệp buộc họ phải nhiều đêm thúc trắng vì sự thật chưa được làm sáng tỏ và đằng sau thành công của mỗi vụ án, luôn luôn là chiến công thầm lặng của các chuyên gia Khoa học hình sự.

. Sáu căn cứ để khởi tố một vụ án hình sự?

Thưa Luật sư, xin cho tôi có những thắc mắc về việc để khởi tố một vụ án hình sự thì cơ quan chức năng phải dựa trên những căn cứ nào để khởi tố? thứ hai là thời hạn điều tra là bao nhiêu ngày của từng loại tội phạm?
Cảm ơn!

Trả lời:

– Thứ nhất, là khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ nào ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự dựa trên 6 căn cứ sau:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
Tố giác của cá nhân;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.

– Thứ hai, là thời hạn điều tra.

Thời hạn điều tra cụ thể như sau:

+ Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

+ Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

+ Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

+ Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

+ Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Như vậy thì như thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
Căn cứ pháp lý: Điều 9 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.599.979 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Đỗ Gia Việt.

Trân trọng./.

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan điều tra?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 34 của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

“Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra;

b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;

c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;

d) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;

đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.

Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.

2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;

b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;

c) Quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;

d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;

đ) Kết luận điều tra vụ án;

e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;

g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.….

Câu hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 35 của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

c) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;

d) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;

đ) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

e) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.

Câu hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 36 của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát

1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự;

b) Quyết định phân công Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự;

c) Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;

d) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của pháp luật;

đ) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên;

e) Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;

g) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

Khi Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

b) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên;

c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết định gia hạn tạm giam; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

d) Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra;

đ) Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;

e) Quyết định chuyển vụ án;

g) Quyết định việc truy tố, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định;

h) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi điều tra, quyết định xử lý vật chứng;

i) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án;

k) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát……….”.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcSáp nhập Công ty không cùng loại
Bài tiếp theoQuy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết