Người bào chữa có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự hay không? Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là bao lâu?

0
344

Người bào chữa có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự hay không? Xin chào, tôi có câu hỏi liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm cần được giải đáp. Cụ thể, tôi có thắc mắc là người bào chữa thì có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự hay không? Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là bao lâu?

Ai là người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?

Căn cứ theo Điều 373 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cụ thể như sau:

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Như vậy, những người trên đây là người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định ra sao?

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

– Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

– Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?

Tại Điều 375 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm cụ thể như sau:

(1) Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.

(2) Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

(3) Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

Người bào chữa có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự hay không?

Căn cứ theo Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm như sau:

“Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, người bào chữa vẫn có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm trong trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là bao lâu?

Theo Điều 385 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm cụ thể như sau:

“Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.”

Như vậy, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcLuật sư bào chữa biết rõ người được bào chữa phạm tội giết người nhưng không tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bài tiếp theoLuật sư bào chữa vụ án người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam