Mức phạt với Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội

0
604

Gần đây, tình trạng sử dụng mạng xã hội để làm nhục người khác xảy ra vô cùng thường xuyên và phổ biến. Vậy hành vi này có bị pháp luật xử lý không? Mức phạt với Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội như thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác

Làm nhục người khác trên mạng xã hội là hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Vì vậy, việc làm nhục người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.

Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác thì hành vi vi phạm phải xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Nếu phạm tội này, theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Tội làm nhục người khác được chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mức phạt với Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội (Ảnh minh họa)

Phạt hành chính với hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội

Tùy thuộc vào tính chất của hành vi vi phạm, nếu chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính.

Trong đó, tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Lưu ý: Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Căn cứ Điều 4 Nghị định 15).

Hiện nay, làm nhục người khác trên facebook rất ít khi bị xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính.

Nếu còn vấn đề vướng mắc về mức phạt với Tội làm nhục người khác trên mạng xã hội, bạn đọc vui lòng liên hệ Luật Đỗ Gia Việt để được hỗ trợ.

Thuê luật sư khởi kiện

Thuê luật sư khởi kiện, khi có các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, các bên cũng đã tiến hành nhiều biện pháp hợp pháp nhưng không có được kết quả hòa giải hợp lý, một trong các bên muốn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

Khi khởi kiện có nên thuê luật sư, luật sư với các quy định của pháp luật về Luật sư, Luật về Tố tụng, tòa án… với chức năng của mình là tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và đại diện tham gia tố tụng, do đó khi tham gia khởi kiện vụ án rất cần có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng

Luật sư làm gì khi chuẩn bị khởi kiện, khi chuẩn bị khởi kiện, luật sư sẽ thu thập chứng cứ, nghiên cứu vụ án và trên cơ sở đó đề xuất với khách hàng những biện pháp để có thể thực hiện việc khởi kiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Luật sư sẽ chuẩn bị các hồ sơ khởi kiện đầy đủ theo quy định, dự thảo các phương án đề cùng khách hàng bàn bạc thống nhất. Chuẩn bị đơn khởi kiện và thực hiện việc nộp đơn khởi kiện theo quy định.

Luật sư tham gia khởi kiện thế nào? Việc khởi kiện là bắt đầu một quá trình tố tụng, tùy vào vai trò khác nhau của khách hàng, có thể là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì luật sư sẽ tham gia khác nhau. Với mỗi đương sự khác nhau việc tham gia của luật sư cũng khác nhau để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Luật sư chuẩn bị gì cho khách hàng khi khởi kiện, khi đã có luật sư tham gia để tư vấn, hỗ trợ pháp lý (trừ trường hợp luật sư tham gia với tư cách đại diện tham gia tố tụng cho khách hàng) thì luật sư sẽ chuẩn bị các bản khai, bản ghi lời khai, các nội dung hòa giải, nội dung tiến trình giải quyết vụ việc, các cuộc họp cung cấp và công khai chứng cứ, các buổi xem xét, thẩm định và định giá tài sản, các giai đoạn, quá trình tố tụng cũng như việc giải quyết của tòa án.

Luật sư tham gia phiên tòa khi khởi kiện, đây cũng là một khâu, một công đoạn trong việc giải quyết vụ việc, luật sư sẽ tham gia phiên tòa theo trình tự phiên tòa dưới sự điều khiển của thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Luật sư tham gia trình bày ý kiến cho đương sự, hỏi các bên có liên quan, trình bày quan điểm bảo vệ cho đương sự và tranh luận tại phiên tòa, đưa ra các tài liệu, chứng cứ, đấu tranh và thuyết phục hội đồng xét xử chấp thuận các căn cứ hợp pháp để bảo vệ khách hàng.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcBôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?
Bài tiếp theoChi phí thành lập công ty hết bao nhiêu tiền? Đóng loại thuế nào?