Luật sư bào chữa Tội cưỡng bức lao động

0
528

“Cưỡng bức lao động” là một hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động. Vấn đề xem xét, xác định cũng như xử lý hiệu quả những hành vi đó sẽ góp phần xây dựng một quan hệ lao động ổn định, bền vững giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việt Nam là một trong những quốc gia đã phê chuẩn Công ước số 29 năm 1930 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về cưỡng bức lao động hoặc bắt buộc (Công ước số 29), tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần có những giải pháp để hoàn thiện.

Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về “cưỡng bức lao động”

Khoản 1 Điều 2 Công ước số 29 xác định: Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” là chỉ mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm.

Để nhận diện các hành vi được xác định là lao động cưỡng bức, tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên thực thi pháp luật, Tổ chức Lao động quốc tế đã ban hành ấn phẩm “Các dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bức” trong Chương trình hành động đặc biệt phòng, chống lao động cưỡng bức. Theo đó, một số dấu hiệu nhận diện được xác định bao gồm: Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa; giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng; làm thêm giờ quá quy định.

Thêm vào đó, Công ước số 105 năm 1957 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức một lần nữa yêu cầu mọi nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó: (i) Như là một biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc như một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập; (ii) Như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế; (iii) Như là một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động; (iv) Như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình công; (v) Như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo.

Ở Việt Nam, lao động cưỡng bức đã được ghi nhận khá cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Khoản 10 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa: Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Kế thừa quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019 khẳng định: Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Mặt khác, cưỡng bức lao động được coi là một trong những căn cứ để người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019.

Đối với lao động giúp việc gia đình, khoản 1 Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

Một số bất cập trong quy định về “cưỡng bức lao động” của pháp luật Việt Nam

Một là, sự cụ thể hóa của pháp luật Việt Nam về hành vi “cưỡng bức lao động” chưa hoàn toàn phù hợp với nội dung về lao động cưỡng bức tại Công ước số 29

Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế năm 1992 và đã phê chuẩn nhiều công ước cơ bản của Tổ chức này về lao động, trong đó có Công ước số 29, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có sự khác biệt về cách gọi tên giữa “cưỡng bức lao động” (theo Bộ luật Lao động năm 2019) và “lao động cưỡng bức” (theo Công ước số 29).

Tác giả cho rằng, hai thuật ngữ này sẽ được hiểu theo hướng khác nhau về phạm vi và nội hàm. Theo đó, “lao động cưỡng bức” là cụm từ danh từ chỉ một công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải thực hiện bởi một sự đe dọa nào đó. “Cưỡng bức lao động” lại là một cụm động từ xác định về cách thức mà người sử dụng lao động ép buộc người lao động thực hiện công việc nhất định trái với ý muốn của họ.

Với cách quy định này, có thể thấy pháp luật Việt Nam đang nhận diện hành vi cưỡng bức lao động như là một cách thức dẫn đến hậu quả “lao động cưỡng bức” mà chưa toàn diện như Công ước số 29.

Hai là, xác định hành vi “cưỡng bức lao động” tại Bộ luật Lao động năm 2019 chưa rõ ràng

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, biểu hiện của “cưỡng bức lao động” nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ bao gồm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và các thủ đoạn khác.

Biểu hiện dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực có vẻ rõ ràng và dễ áp dụng hơn trên thực tế khi người lao động chỉ cần chứng minh có những yếu tố đó xảy ra dẫn đến họ bị ép buộc lao động. Tuy nhiên, yếu tố “các thủ đoạn khác” chưa được giải thích một cách rõ ràng nên rất khó xác định[1] và thực sự khó khăn khi áp dụng.

So sánh với các khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế về nhận diện lao động cưỡng bức thì đây chính là biểu hiện số 07 về “giữ giấy tờ tùy thân” của người lao động. Như vậy, có thể xác định giữ giấy tờ tùy thân của người lao động như là “thủ đoạn khác” để cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghiêm cấm người sử dụng lao động “giữ giấy tờ tùy thân của người lao động” nếu họ là người giúp việc gia đình và là một điều khoản riêng không liên quan đến cưỡng bức lao động. Điều này cho thấy, sự tiếp cận của pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc còn hạn chế.

Ba là, hậu quả của việc sử dụng vũ lực dẫn đến cưỡng bức lao động

Cưỡng bức lao động là một trong những hành vi được xác định là tội phạm theo Điều 279 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 12 năm tùy vào mức độ vi phạm. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, hành vi dùng vũ lực để cưỡng bức lao động với hành vi cố ý gây thương tích có thể khác nhau về mục đích nhưng hậu quả của hành vi đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân nhất định. Tuy vậy, hậu quả pháp lý của hai tội danh này lại khác nhau dẫn đến tính răn đe sẽ bị ảnh hưởng.

Ví dụ, khi đánh giá hậu quả khi hành vi sử dụng vũ lực dẫn đến “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” thì:

– Khoản 1 Điều 279 (Tội cưỡng bức lao động) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.

– Khoản 2 Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) lại quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: (a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.

Như phân tích ở trên, hậu quả của hành vi dùng vũ lực đã làm tổn hại đến sức khỏe của một cá nhân và mức độ nguy hiểm của hành vi để xác định trách nhiệm hình sự cũng phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương của cơ thể. Tuy nhiên, so sánh quy định của hai điều luật trên chứng tỏ sự không công bằng đối với hai tội danh khi cùng hậu quả như nhau nhưng trách nhiệm xử lý lại khác nhau khá nhiều. Tội cưỡng bức lao động hình phạt tù tối đa là 03 năm, trong khi tội cố ý gây thương tích hình phạt tù tối đa là 06 năm. Tác giả cho rằng, quy định sự khác biệt trên đã làm giảm tính răn đe cho người sử dụng lao động và sẽ là bất lợi hơn cho người lao động khi khoản 1 Điều 279 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được áp dụng.

Bốn là, xác định chủ thể thực hiện hành vi cưỡng bức lao động theo quy định pháp luật

Trong quan hệ lao động, người lao động thường là người yếu thế và có thể là đối tượng của cưỡng bức lao động; do đó, khi nghiên cứu và xây dựng các quy định về cưỡng bức lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 xác định đây là hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động, tức là những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, quy định trên vẫn chưa đầy đủ, nhất là trong vấn đề xác định chủ thể thực hiện hành vi cưỡng bức lao động. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc ký kết hợp đồng làm việc giữa chủ doanh nghiệp với người lao động có thể được thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn đại diện cho doanh nghiệp đó. Ví dụ: Phòng nhân sự của Công ty A tuyển dụng bà B làm công nhân và giao nhiệm vụ cho ông C là nhóm trưởng nhóm công nhân sẽ quản lý việc thực hiện hợp đồng của bà B. Trong quá trình làm việc, ông C có hành vi đe dọa dùng vũ lực với bà B, buộc bà phải làm việc liên tục khi bà không đồng ý (Công ty A hoàn toàn không biết về sự việc này). Trong tình huống trên, ông C có được xác định là người sử dụng lao động hay không? Ông C đang có hành vi cưỡng bức lao động hay không và bà B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 hay không?

Tham khảo điều luật >>> Điều 297. Tội cưỡng bức lao động

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thuê luật sư bào chữa của Công ty luật Đỗ Gia Việt

Luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, những người có quyền nhờ luật sư bào chữa bao gồm:

  • Người bị bắt.
  • Người bị tạm giữ.
  • Bị can.
  • Bị cáo.
  • Bị hại.
  • Nguyên đơn dân sự.
  • Bị đơn dân sự.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Ngoài những đối tượng trên, theo quy định tại Điều 27 Luật Hình sự năm 2012, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội cũng có quyền được nhờ luật sư bào chữa cho người bị buộc tội.

Quá trình tố tụng bắt đầu từ giai đoạn điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án. Bất kể một cá nhân, đại diện, tổ chức nào ngay khi nhận được giấy mời, giấy triệu tập của cơ quan điều tra hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng nêu trên đều có quyền và cần thiết phải nhờ sự hỗ trợ của luật sư.

Tuy nhiên, vì quá trình tố tụng kéo dài đói hỏi người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ phải là người đồng hành cùng thân chủ trong xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do đó, thời điểm tốt nhất để có thể nhờ luật sư bào chữa là ngay khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan điều tra. Vì, khi đó, luật sư có thể can thiệp pháp lý và bảo vệ cho thân chủ ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Luật sư hình sự sẽ giúp ích gì cho bạn?

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án hình sự trong suốt quá trình tố tụng từ sơ thẩm đến phúc thẩm hoặc có thể trong giai đoạn tái phẩm hoặc giám đốc thẩm với vai trò là người được nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự ủy quyền tham gia vụ án hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Tham gia vào ngay từ giai đoạn xác minh ban đầu, khi có giấy triệu tập và trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, luật sư hình sự có những nhiệm vụ sau:

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ thân chủ. Đây là một trong những quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
  • Đóng vai trò là người bảo vệ cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Vì sao bị can/bi cáo nên nhờ/thuê luật sư hình sự ngay từ ban đầu?

  • Từ khi bị triệu tập, nghi vấn phạm tội: có thể thuê luật sư ngay từ đầu để bảo vệ quyền lợi, có thể bị hình sự hóa trong quan hệ hình sự trong quá trình điều tra xét xử.
  • Giai đoạn tạm giam điều tra: Luật sư tiếp xúc trực tiếp với bị can/thân chủ hỏi cung, đối chất, đề xuất, kiến nghị tới cơ quan tiến hành tố tụng, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định pháp luật để bảo cho thân chủ.
  • Tham gia bảo vệ (bào chữa) cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, tranh tụng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Đối với người bị hại thì Luật sư hình sự sẽ giúp ích những gì?

  • Luật sư thu thập chứng cứ
  • Tư vấn pháp luật hình sự cho người bị hại hiểu được hành vi của bi can/bị cáo biết được tội danh mà cơ quan điều tra khởi tố với người phạm tội đã đúng hay chưa
  • Giúp cho người bị hại soạn thảo các đơn từ kiến nghị để việc khởi tố/truy tố đối với bị can gây ra thương tích, gây ra thiệt hại cho người bị hại là “đúng người đúng tội”
  • Vấn đề về bồi thường: Luật sư tư vấn soạn thảo tính toán mức bồi thường để đưa ra yêu cầu xém xét bồi thường.

Tiêu chí để lựa chọn dịch vụ luật sư hình sự là gì?

Thông thường, mọi người có xu hướng lựa chọn luật sư thông qua quen biết vì cho rằng luật sư thông qua quen biết sẽ có độ tín nhiệm cao hơn hoặc là và có thể “nhờ vả” được. vậy đây có phải là một tiêu chí để lựa chọn luật sư?

Theo quy định tại quy tắc số 5 Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ của liên đoàn luật sư Việt Nam về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì một trong những quy tắc hành nghề chính là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, đây là một trong những quy tắc mà bất kì luật sư nào cũng thuộc nằm lòng.

Hơn nữa, hiện nay cuộc cách mạng cải cách tư pháp đã loại bỏ rất nhiều tiêu cực trong hoạt động tố tụng, quá trình xét xử, theo thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quá trình xét xử phải được ghi âm ghi hình đảm bảo sự minh bạch rõ ràng tránh những hoạt động, hành vi tiêu cực trong xét xử.

Bất kỳ luật sư nào cũng có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho thân chủ của mình, và quy trình hoạt động tố tụng cũng đã được quy định chặt chẽ hơn, các hoạt động tiêu cực cũng từ đó bị triệt tiêu dần. Do đó, yếu tố người thân người quen không phải là một trong những yếu tố, tiêu chí để lựa chọn luật sư, mà tiêu chí để lựa chọn luật sư bao gồm những tiêu chí sau:

  • Luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, đây là một yếu tố quan trọng của một luật sư hình sự vì phải hiểu rõ lý luận pháp luật, cập nhật thường xuyên những thay đổi của pháp luật, am hiểu cơ chế hoạt động điều tra thì mới có thể bảo vệ tốt cho thân chủ của mình.
  • Luật sư có kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng hình sự, trong thực tiễn và tham gia tố tụng trong nhiều vụ án vì càng tham gia nhiều vụ án thì càng tích lũy được nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm thâm niên lâu có thể giải quyết được không chỉ những vấn đề pháp luật mà vấn đề quan hệ với các cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra.
  • Thấu hiểu hoàn cảnh, động cơ, lý do, hoàn cảnh của thân chủ ví dụ như: do hoàn cảnh khó khăn, do nền tảng gia đình không tốt, do rơi vào tình thế bắt buộc, … từ đó mới xây dựng được phương án, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho thân chủ.
  • Chi phí dịch vụ luật sư, tùy vào từng trường hợp, vụ việc cụ thể chi phí luật sư sẽ khác nhau, có những vụ án có tính chất phức tạp, thì ngoài chi phí luật sư còn nhiều chi phí khác như chi phí giám định thương tích thương tật, giám định tự thi, chi phí dựng hiện trường, … Do đó, Tùy vào từng vụ việc cụ thể và hoàn cảnh của thân chủ để đưa ra mức phí phù hợp.

Phí dịch vụ luật sư hình sự được tính như thế nào?Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư phải thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng, tuy nhiên, vì tính chất nhạy cảm của vụ án hình sự, chi phí dịch vụ hình sự không giống như các chi phí dịch vụ luật sư khác, không có mức phí cố định, rõ ràng.

Như đã đề cập ở trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể của vụ việc mà phí dịch vụ luật sư sẽ khác nhau. Chi phí luật sư trong vụ án hình sự rất phức tạp, tùy vào từng sự việc, luật sư đưa ra mức chi phí cụ thể, do đó, quý khách hàng cần phải gặp trực tiếp với luật sư của công ty luật để có thể trao đổi và đánh giá tính phức tạp của vụ việc mới có thể đưa ra được mức phí phù hợp

Ngoài chi phí dịch vụ luật sư, còn có những khoản phí riêng khác, không nằm trong chi phí dịch vụ luật sư như:

  • Chi phí giám định thương tật
  • Chi phí cho người làm chứng
  • Chi phí bồi thường dân sự

Công ty luật Đỗ Gia Việt

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh
Bài tiếp theoTội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng