Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

0
1026

Tranh chấp đất đai là một dạng tranh chấp phổ biến. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam thường kéo dài và tốn kém. Thủ tục và hồ sơ giải quyết tranh chấp khá phức tạp. Chúng tôi xin tóm lược về trình tự các bước giải quyết tranh chấp đất đai:

Các bước giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam

Bước 1: Gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND cấp xã để hòa giải

Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp mà Nhà nước khuyến khích các bên. Trong tranh chấp đất đai, Hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc trước khi các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua trình tự Tố tụng dân sự hoặc Hành chính.

Luật Đất đai 2013 quy định, trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải giữa các bên tranh chấp.

Ngoài các bên tranh chấp phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Nếu hòa giải không thành, thì UBND cấp xã lập Biên bản hòa giải không thành có chữ ký của các bên. UBND cấp xã xác nhận việc tổ chức hòa giải không thành và hướng dẫn các bên gửi hồ sơ giải quyết tranh chấp lên các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2 – Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai sai khi hòa giải không thành 

Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án hoặc Gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai lên UBND cấp có thẩm quyền

1. Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp quận/huyện:

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận QSD đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Trường hợp nếu đương sự lựa chọn UBND giải quyết tranh chấp, thì thủ tục và thẩm quyền như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết lần đầu; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự:

2.1 Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp sau

Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Đối với các tranh chấp đất đai, mặc dù đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai, nhưng các bên lựa chọn giải quyết đất đai tại cấp tòa án.

2.2 Về thẩm quyền của tòa án:

Tại cấp xét xử sơ thẩm:

–  Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản giải quyết các tranh chấp đất đai trừ trường hợp một trong các bên đương sự ở nước noài

– Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi có bất động sản giải quyết các tranh chấp đất đai nếu một trong các đương sự ở nước ngoài.

2.3 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng tại Tòa án

a) Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Hồ sơ khởi kiện bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:

+ Đơn khởi kiện (Theo mẫu của Tòa)

+ Biên bản hòa giải không thành có xác nhận của UBND cấp xã

+ CMND, Hộ chiếu của người khởi kiện

+ Giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền  khởi kiện đó là có căn cứ và hợp pháp (VD: Giấy tờ về nhà đất…….)

Khi nhận được đơn khởi kiện: Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ đi kèm.

+ Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và yêu cầu khởi kiện có căn cứ, Thẩm phán Tòa án được phân công phải thông báo cho đương sự biết về việc thụ lý vụ án để đương sự đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí ( nếu họ phải nộp tiền tạm ứng án phí).

+ Nếu xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án hoặc chưa đáp ứng yêu cầu khởi kiện, người khởi kiện không có quyền khởi kiện, hết thời hiệu khởi kiện hoặc vụ việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thẩm phán Tòa án được phân công sẽ trả lại đơn khởi kiện.

+ Nếu xét thấy đơn khởi kiện chưa đầy đủ nội dung, tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện chưa đầy đủ. Thẩm phán Tòa án được phân công phụ trách sẽ Thông báo bằng văn bản nêu rõ các yêu cầu bổ sung gửi cho đương sự.

b) Thủ tục hòa giải trước khi xét xử:

Sau khi tiếp nhận Đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ, Tòa án sẽ xem xét đánh giá yêu cầu khởi kiện. Mời các bên đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tòa nhằm làm rõ nội dung yêu cầu khởi kiện. Tiến hành xác minh, định giá tài sản tranh chấp.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự Phúc thẩm.

Dịch vụ Luật sư tư vấn Giải quyết tranh chấp đất đai:

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai, Luật Đỗ Gia Việt cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai, đại diện khách hàng tham gia giải quyết các tranh chấp đất đai.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcDi chúc chung của vợ chồng
Bài tiếp theoLuật sư doanh nghiệp giỏi