Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất đang áp dụng năm 2025 kèm theo các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội?

0
10

Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất đang áp dụng năm 2025 kèm theo các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội?

Ngày 29/4/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất đang áp dụng năm 2025 là Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; trợ cấp hưu trí xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm hưu trí bổ sung; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

(1) Thông tư 25/2025/TT-BYT hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động về lĩnh vực y tế và Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

(2) Thông tư 12/2025/TT-BNV hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

(3) Thông tư 11/2025/TT-BNV hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

(4) Nghị định 157/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

(5) Nghị định 158/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

(6) Nghị định 159/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

(7) Nghị định 164/2025/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm

(8) Nghị định 176/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội

*Trên đây là thông tin “Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất đang áp dụng năm 2025 kèm theo các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội?”

Loại hình và các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định loại hình và các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

(1) Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:

– Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;

– Hỗ trợ chi phí mai táng;

– Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

(2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

– Ốm đau;

– Thai sản;

– Hưu trí;

– Tử tuất;

– Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

(3) Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

– Trợ cấp thai sản;

– Hưu trí;

– Tử tuất;

– Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

(4) Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013.

(5) Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:

(1) Thông qua chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm về thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chiến lược đầu tư dài hạn trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua kế hoạch hằng năm về thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về các chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

(2) Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế trước khi cơ quan bảo hiểm xã hội trình cơ quan có thẩm quyền.

(3) Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư cụ thể của các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.

(4) Thông qua các nội dung sau đây:

– Đề án, phương án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế;

– Dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế; mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; báo cáo quyết toán về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội; chiến lược đầu tư dài hạn trước khi cơ quan bảo hiểm xã hội trình cơ quan có thẩm quyền;

– Phương án đầu tư hằng năm.

(5) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.

(6) Hằng năm, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động, tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.

(7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Long Biên:  Số 2C ngách 16 ngõ 29 phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcTòa án cấp quận huyện có còn không
Bài tiếp theoCông thức tính lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện năm 2025