Quy định về Trợ giúp viên pháp lý hạng II

0
802

Trợ giúp viên pháp lý hay còn gọi là Trợ giúp viên là một chức danh tại Việt Nam dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo Luật Trợ giúp pháp lý của Việt Nam, họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để được công nhận là trợ giúp viên pháp lý, thì ứng viên phải là công dân của Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Phẩm chất đạo đức tốt
  • Có bằng cử nhân luật
  • Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý
  • Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên
  • Có sức khoẻ.

Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể là:

  • Tư vấn pháp luật
  • Tham gia tố tụng với tư cách pháp lý là:
  • Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa
  • Người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự
  • Người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính
  • Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật
  • Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
  • Với những quy định này về ví trị pháp lý, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người trợ giúp viên pháp lý trong chế định luật trợ giúp pháp lý sẽ là hành lang, cơ sở pháp lý quan trọng để khi trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý phát huy thực hiện nhiệm vụ.

 

Khi tham gia tố tụng ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Trợ giúp viên pháp lý phải thực hiện các phương pháp nghiên cứu hồ sơ theo nguyên tắc toàn diện và đầy đủ, nắm vững hồ sơ một cách đầy đủ đồng thời luận cứ bào chữa phải dựa trên những căn cứ được phản ảnh trong hồ sơ kết hợp các yếu tố pháp lý và yếu tố tâm lý để có cơ sở đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, ở giai đoạn tham gia tố tụng này người Trợ giúp viên pháp lý còn phải thực hiện rất rất nhiều kỹ năng khác nhau như: Theo dõi luận tội, xét hỏi và tranh luận để phát hiện những vấn đề pháp lý phát sinh mới và có hướng đề xuất kịp thời.

Trợ giúp viên pháp lý còn được cử về cơ sở hướng dẫn cho các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại địa phương để thực hiện các nhiệm vụ như hướng dẫn cách thức, nội dung sinh hoạt câu lạc bộ, giúp thường xuyên cung cấp, cập nhật văn bản pháp luật cùng tài liệu liên quan cho đội ngũ cộng tác viên, trực tiếp tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, giáo dục và truyền thông pháp luật.

Trong quá trình hoạt động trợ giúp pháp lý, đội ngũ này còn gặp nhiều khó khăn do nhiều người vẫn còn trẻ, có năng lực, trình độ nhưng lại thiếu kinh nghiệm trợ giúp pháp lý và thực tiễn hành nghề, thường xuyên có sự biến động về nhân sự, chế độ chi trả thù lao theo vụ việc cho các trợ giúp viên pháp lý còn thấp, chưa có sức thu hút được nhiều người làm trợ giúp viên.

Trợ giúp viên pháp lý được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp việc cấp thẻ được tiến hành theo một thủ tục nghiêm ngặt.[6] Và khi tham gia tố tụng thì Trợ giúp viên pháp lý, cần phải xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng và thẻ trợ giúp viên pháp lý, họ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng và được sử dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

Tuy vậy, trong quá trình tác nghiệp trong hoạt động tố tụng còn gặp không ít khó khăn nhất là một số cơ quan gây các thủ tục còn gây phiền hà như cấp giấy chứng nhận người bào chữa, gửi các bản án sau khi xét xử tới người thực hiện trợ giúp pháp lý, bản án có khi không ghi chức danh của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp luật được nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý

Theo quy định thì trợ giúp viên chưa có trang phục riêng, đã có tranh luận gay gắt về việc có nên trang bị đồng phục cho trợ giúp viên để họ mặc trang phục thống nhất khi tham dự tòa hoặc khi thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý, xây dựng hình ảnh đẹp về người trợ giúp viên, khẳng định vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác trợ giúp pháp lý do sự chuyên nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý không chỉ thể hiện ở tác phong, thái độ, kỹ năng làm việc mà còn bộc lộ qua trang phục, đặc biệt là khi tác nghiệp ở những nơi trang nghiêm như chốn công đường.

Tuy nhiên có quan điểm chưa thống nhất cho rằng Trợ giúp viên pháp lý không đại diện cho cơ quan công quyền thực hiện nhiệm vụ mà chỉ có tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự do đó chưa nhất thiết phải có một trang phục riêng để thể hiện bản sắc riêng của mình, đồng thời nếu trang bị thì sẽ tốn kém thêm kinh phí của nhà nước vốn đã eo hẹp.

Quy định về Trợ giúp viên pháp lý hạng II – Mã số: V02.01.01 được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ viên giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc phức tạp và các vụ việc trợ giúp pháp lý khác được phân công;

b) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương; tham gia xây dựng các văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý được phân công;

c) Tổ chức đánh giá, giám sát và tham gia đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được phân công; hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá chất lượng vụ việc cho Trợ giúp viên pháp lý hạng III và những người được phân công đánh giá chất lượng khác theo quy định;

d) Chủ trì tổ chức hoặc trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;

đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; tổ chức hoặc tham gia bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;

e) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn thực hiện trợ giúp pháp lý và đề xuất các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;

b) Có kiến thức rộng về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được phân công;

c) Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; chủ trì triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;

d) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;

đ) Có năng lực đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trong phạm vi được phân công; có năng lực tổng hợp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện về nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý;

e) Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và người thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý;

g) Chủ trì hoặc trực tiếp tham gia công tác nghiên cứu khoa học phục vụ công tác trợ giúp pháp lý;

h) Viên chức thăng hạng từ chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng III lên chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng II phải có thời gian giữ chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh Trợ giúp viên pháp lý hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm.

Trân trọng!

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcTrợ giúp viên pháp lý được tham gia tố tụng tại Tòa không?
Bài tiếp theoCó được kháng cáo bản án phúc thẩm không?