Phân biệt tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ

0
1156

Phân biệt tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ là điều cần thiết khi hiện nay nhiều người vẫn thường xuyên nhầm lẫn hai loại tội phạm này với nhau. Pháp luật hình sự quy định tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ đều là những tội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Bài viết sau đây sẽ so sánh tội hối lộ và tội môi giới hối lộ

Khái niệm tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ

Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội đưa hối lộ là hành vi đưa hối lộ là hành vi dùng tiền tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai. Nhằm mục đích là làm hoặc không làm một việc nào đó có lợi cho người đưa hối lộ và người môi giới sẽ là trung gian của người hối lộ để chuyển tiền, lợi ích cho người nhận hối lộ.

So sánh tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ

Sự giống nhau giữa tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ

  • Về mặt chủ quan, đây đều là hành vi được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
  • Chủ thể của tội phạm đều là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)).
  • Đều đang xâm hại cùng một khách thể là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và có thể dẫn đến sụt giảm uy tín, sai phạm của các cơ quan, tổ chức này.
  • Công cụ, phương tiện thực hiện mục đích phạm tội là của hối lộ bao gồm: Tiền, tài sản, lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất khác hoặc bất kỳ lợi ích trị giá được thành tiền như: Giấy tờ có giá trị thanh toán, quyền hưởng dịch vụ không mất phí, quyền mua tài sản, hàng hóa với giá rẻ hơn thực tế.

Sự khác nhau giữa tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ

Mặt khách quan của tội phạm:

  • Tội đưa hối lộ được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là hành vi có thể được thực hiện bằng các hình thức như trực tiếp trao tay hoặc gián tiếp đưa thông qua người môi giới hối lộ. Tội đưa hối lộ được cấu thành khi người đưa hối lộ có hành vi đã đưa hoặc sẽ đưa hối lộ. Các bên trong giao dịch chủ động trong việc tiến hành hành vi hối lộ và được can thiệp vào nội dung thỏa thuận.
  • Tội môi giới hối lộ quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hành vi khách quan là làm môi giới giữa người đưa và người nhận hối lộ. Cụ thể, hành vi môi giới hối lộ bao gồm hành vi thu xếp, bố trí địa điểm, thời gian để người đưa và người nhận hối lộ có cơ hội tiếp xúc, trao đổi với nhau về việc đưa và nhận hối lộ hoặc thay mặt người nhận hối lộ để gặp mặt bên nhận hối lộ và đưa ra gợi ý hối lộ của bên đưa hối lộ. Hay nói cách khách, người phạm tội, sẽ làm theo sự yêu cầu của các bên và thể hiện vai trò làm cầu nối của chủ thể đối với việc đưa và nhận hối lộ. Hành vi làm môi giới chủ yếu nhằm giúp các bên đi đến thỏa thuận hối lộ chứ không can thiệp vào nội dung thỏa thuận.

Hình phạt

Tội đưa hối lộ: Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

Khung 1: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 365, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Khung 3: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Khung 4: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tội môi giới hối lộ: Theo Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

Hình phạt cao nhất đối với tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là 10 năm. Theo đó, các khung hình phạt được phân hóa như sau:

Khung cơ bản: Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung tăng nặng:

  • Khung tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
  • Khung tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ

  • Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về tội môi giới hối lộ, tội đưa hối lộ và khung hình phạt đối với tội danh cụ thể
  • Tư vấn và đánh giá các cấu thành tội phạm từ đó đề ra phương hướng, cách thức xử lý đem lại quyền lợi cho Khách hàng
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án
  • Luật sư trực tiếp tham gia bào chữa cho Khách hàng tại tòa án

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục khiếu nại cáo trạng vụ án hình sự
Bài tiếp theoPhạm tội Cướp tài sản có tổ chức bị xử lý như thế nào ?