Ngoài luật sư thì ai có thể làm người bào chữa trong một vụ án hình sự?

0
277

Chú tôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Nhưng gia đình chú tôi lại không có đủ kinh phí để thuê luật sư bào chữa. Tôi muốn hỏi rằng ngoài luật sư thì ai có thể làm bào chữa cho chú tôi?

Người bào chữa là gì?

Về khái niệm, người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa (theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Những quy định của pháp luật Việt Nam về người bào chữa

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là những người sau đây:

– Luật sư;

– Người đại diện của người bị buộc tội;

– Bào chữa viên nhân dân;

– Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Điều kiện để có thể trở thành người bào chữa theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cụ thể như sau: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Những trường hợp không được bào chữa được quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cụ thể như sau:

– Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;

– Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội (theo quy định tại khoản 5 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Người bào chữa sẽ có những quyền và nghĩa vụ (theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) sau đây:

– Người bào chữa có quyền:

+ Gặp, hỏi người bị buộc tội;

+ Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

+ Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

+ Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

+ Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

+ Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

+ Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

+ Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

+ Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

+ Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

Ngoài luật sư thì ai có thể làm người bào chữa trong một vụ án hình sự?

Từ những căn cứ đã được nêu ra phía trên thì những người được liệt kê trong khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có thể trở thành người bào chữa cho chú của bạn nếu họ thỏa mãn được những quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 gồm:

– Luật sư;

– Người đại diện của người bị buộc tội;

– Bào chữa viên nhân dân;

– Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcLuật sư tư vấn thủ tục chỉ định người bào chữa
Bài tiếp theoCha chết không để lại di chúc trong lúc con chưa sinh ra đời thì con có được nhận thừa kế hay không?