Luật sư tranh tụng giỏi tại Hà Nội

0
962

Luật sư tranh tụng giỏi là luật sư hội tụ đầy đủ chuyên môn vững vàng và các kỹ năng vượt trội. Có được sự hội tụ đó, người luật sư phải trải qua thời gian trau dồi, mài dũa thành thạo kiến thức pháp luật và các kỹ năng từ trên ghế nhà trường, từ trong cuộc sống và kinh nghiệm thực hành nghề luật. Để tạo nên danh tiếng luật sư tranh tụng giỏi, người luật sư cần rèn luyện để sở hữu những kỹ năng cơ bản cho mình như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng tranh luận sắc bén, kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu sắc, kỹ năng đàm phán thuyết phục, kỹ năng giữ bình tĩnh tốt, cụ thể:

1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Luật sư tranh tụng giỏi phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện dưới hình thức lời nói và bằng văn bản và phương thức lắng nghe tốt.

Nói tốt là một trong những yêu cầu quan trọng của luật sư tranh tụng giỏi. Một luật sư giỏi phải biết cách trình bày để các bên, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ ý kiến, quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật sư nên nói rõ ràng, dùng từ chính xác, trong sáng dễ hiểu, sắc thái nói nên điềm tĩnh, lịch sự và tự tin.

Một luật sư tranh tụng giỏi phải sở hữu khả năng viết sắc sảo, tinh tế và mang tính thuyết phục. Trong tranh tụng, luật sư thường xuyên phải trình bày ý kiến của mình bằng văn bản để bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến, kiến nghị để cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ, suy xét nhằm giải quyết vụ việc. Luật sư cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm của mình muốn đề cập.

Giao tiếp có hai chiều qua lại. Chiều ngược lại của nói là lắng nghe. Khách hàng thường nói và đưa ra khối lượng thông tin lớn về vụ việc hay cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các bên đưa ra nhiều yêu cầu đối nghịch. Nếu luật sư tranh tụng lắng nghe hời hợt, qua loa có thể bỏ sót các thông tin. Tuy nhiên, nếu luật sư ghi nhớ hết tất cả thông tin có lúc cũng thừa và mất thời gian. Vậy nên luật sư tranh tụng giỏi là người rèn luyện được kỹ năng nghe một cách chính xác và đúng trọng tâm để có thể tổng hợp và nắm đúng thông tin pháp lý cần thiết của vụ việc. Hỗ trợ cho việc lắng nghe, luật sư ghi lại nhanh chóng, ngắn gọn các thông tin quan trọng nhất để tránh bị quên. Như vậy, kỹ năng nói, nghe, viết là các kỹ năng cần thiết mà luật sư tranh tụng giỏi phải rèn luyện thành thạo.

2. KỸ NĂNG TRANH LUẬN SẮC BÉN

Kỹ năng tranh luận là kỹ năng luật sư tranh tụng giỏi bắt buộc phải có. Tranh luận là việc luật sư vận dụng quy định pháp luật và tình tiết sự việc tạo thành hoạt động sử dụng ngôn từ pháp lý một cách logic, đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ có căn cứ, chứng cứ rõ ràng nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

Luật sư cần phải sử dụng ngôn ngữ thuyết phục, dễ hiểu, rõ ràng và cô đọng. Tận dụng triệt những mâu thuẫn hoặc những tình tiết trong vụ án mà có lợi cho khách hàng của mình. Để có được việc tranh luận tốt, luật sư cần có sự tự tin, bản lĩnh vững vàng, đặc biệt là sự chuẩn bị, tập dượt trước. Trong quá trình tranh luận, luật sư lưu ý không nên thể hiện thái độ hay dùng ngôn từ đả kích, xúc phạm đồng nghiệp và các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như những người tham gia tố tụng khác để tránh vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng trong vụ việc.

3. KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SÂU SẮC

Nói đến luật sư tranh tụng giỏi chắc chắn phải thấm trong mình kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu sắc.

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, quy định pháp luật là vô cùng quan trọng khi tham gia bảo vệ khách hàng. Luật sư cần có khả năng kiên nhẫn đọc, một khối lượng lớn thông tin, tiếp thu các sự kiện và số liệu. Từ đó phân tích tài liệu và số liệu, tư duy logic, nhìn nhận đa chiều các thông tin để kết luận bản chất vụ việc.

Với sự biến động và thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam ngày nay, luật sư tranh tụng giỏi không những phải nắm vững những quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đó. Mà còn phải thường xuyên cập nhật những thay đổi và cách áp dụng kiến thức mới vào thực tiễn, đặc biệt là những văn bản hướng dẫn, quan điểm pháp lý của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát cấp cao,…

Mặc dù sự am hiểu chuyên sâu trong tất cả các lĩnh vực pháp luật là điều vô cùng khó thực hiện, luật sư không thể có “ba đầu sáu tay” để có thể nắm vững tất cả các quy định, kinh nghiệm để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Vì thế, việc lựa chọn một hay một số lĩnh vực pháp luật nhất định để nghiên cứu,thực hành chuyên sâu là điề một luật sư tranh tụng giỏi hiện nay thường hay làm.

Vấn đề này đã đặt ra thách thức ở mức độ ngày càng cao hơn khi bối cảnh nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Bởi vậy, sự thay đổi hàng loạt các quy định về pháp luật để phù hợp với sân chơi chung của thế giới sẽ càng đòi hỏi người làm luật sư, nhất là luật sư tranh tụng hoạt động phải nhiều hơn để nâng cao kiến thức chuyên ngành và bắt kịp những thay đổi của pháp luật.

4.KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN THUYẾT PHỤC

Luật sư tranh tụng giỏi phải có khả năng đàm phán, hòa giải trước khi mọi việc buộc phải xét xử. Luật sư tranh tụng giỏi cần tham gia đàm phán hòa giải dựa trên nguyên tắc Mềm mỏng về yếu tố con người (thiện chí) nhưng cứng rắn về bản chất sự việc, tập trung tìm giải pháp mang tính thuyết phục để việc hòa giải thành có lợi cho các bên. Nói cụ thể hơn, kỹ năng đàm phán có thể theo các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tiễn, luật sư tranh tụng nên rèn luyện phương pháp đàm phán theo nguyên tắc. Vận dụng phương pháp đàm phán này, luật sư cần thực hiện theo 4 điểm cơ bản sau:

(i) luật sư nên tách con người ra khỏi vấn đề để tập trung mục đích chính của các bên tham gia vào hòa giải là tập trung giải quyết vấn đề, chứ không phải là để thể hiện, so bì bên nào, luật sư nào hơn thua.

(ii) luật sư cần tập trung vào các lợi ích giúp các bên nhận biết được mục tiêu chính của các bên là hướng đến các lợi ích cơ bản trong cuộc hòa giải.

(iii) luật sư cần xây dựng nhiều phương án, giải pháp có thể đáp ứng được quyền lợi của các bên liên quan và dung hòa các lợi ích khác nhau của các bên một cách linh hoạt.

(iv) Đảm bảo rằng kết quả phải dựa trên những tiêu chuẩn khách quan như quy định của một số điều luật, ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể…

Rèn luyện được kỹ năng này khá khó khăn, tuy nhiên đây là một kỹ năng nhất thiết luật sư tranh tụng nào cũng cần trau dồi để trở nên giỏi.

5. KỸ NĂNG GIỮ BÌNH TĨNH TỐT, KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ

Về những kỹ năng chuyên môn cần có, luật sư biết đến hai hình thức là nói và viết. Các kỹ năng về nói cụ thể như sau: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng hùng biện, kỹ năng tranh luận, kỹ năng thương lượng, đàm phán. Đối với các kỹ năng về viết được đề cập có thể kể đến là các việc soạn thảo các tài liệu pháp lý (thư từ pháp lý, thư tư vấn, quan điểm luật sư, hợp đồng, thỏa thuận, bản luận cứ,….). Ở một cách nhìn nhận khác về kỹ thuật, trong nghề luật sư nói chung cũng như luật sư tranh tụng giỏi đều cần thêm rất nhiều kỹ năng qua trọng khác như tư duy pháp lý, tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy phản biện….

Kỹ năng này vô cùng quan trọng bởi trong quá trình giải quyết vụ việc, một điều gì đó thực sự gây bất lợi cho vụ án có thể phát sinh. Hi vọng điều này sẽ không xảy ra trong phiên tòa thực tế nhưng không may xảy ra, luôn có một xu hướng hoảng sợ ban đầu khi những thông tin xấu xuất hiện. Một luật sư tranh tụng giỏi luôn bắt đầu với cách tiếp cận rằng cái đó không lường trước sẽ phát sinh vào lúc này hay lúc khác, và khi nó xảy ra, nó được giải quyết tốt nhất bằng cách giữ cho mọi người sự bình tĩnh và tập trung vào giải pháp để giải quyết vấn đề. Thực tế những tình huống như thế rất cần kỹ năng “cái đầu lạnh và trái tim nóng” của luật sư tranh tụng.

Về kỹ năng mềm, luật sư xem như một nghề có xu hướng tương tác với nhiều người, thực hiện nhiều công việc trên máy tính, nghề luật sư sẽ đòi hỏi các kỹ năng mềm cần có như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao việc, kỹ năng nhận việc, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ,….

Thực sự mà nói, để thành công đối với nghề luật sư tranh tụng, các yếu tố kỹ năng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, có thể nói là yếu tố quyết định sự “sống còn” nhất. Việc hình thành và hoàn thiện các yếu tố kỹ năng đòi hỏi các luật sư cần có một quá trình làm việc, rèn luyện và đúc kết cũng như hoàn thiện qua rất nhiều vụ và mài dũa qua nhiều năm làm việc.

TÓM LẠI KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA MỘT LUẬT SƯ TRANH TỤNG GIỎI CẦN PHẢI CÓ

Thực sự trở thành luật sư tranh tụng giỏi là không hề dễ dàng. Các luật sư nói chung và luật sư tranh tụng nói riêng luôn phải tự trau dồi, tích lũy kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp một cách thường xuyên.

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề tranh tụng, xin vui lòng liên hệ với các luật sư thành viên của chúng tôi

Như thế nào là một luật sư tranh tụng giỏi?

Pháp luật Việt Nam không có một quy định cụ thể nào định nghĩa về luật sư tranh tụng. Tuy nhiên trong thực tiễn hành nghề, luật sư tranh tụng có thể tạm hiểu là các luật sư đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại trọng tài, tòa án hay đại diện các bên tham gia thương lượng, hòa giải với chủ thể khác. Vậy như thế nào là một luật sư tranh tụng giỏi?

Một luật sư tranh tụng giỏi trước hết phải là một luật sư giỏi, có kiến thức pháp luật phổ quát và có kiến thức chuyên môn sâu về một hoặc một số lĩnh vực pháp luật nhất định. Luật sư tranh tụng dù hoạt động chuyên môn sâu ở lĩnh vực nào, cũng cần có nền tảng pháp luật chung vững chắc.

Tuy nhiên, vũ khí sắc nhọn của một luật sư tranh tụng giỏi chính là ở kiến thức chuyên môn sâu của mình. Dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đó, luật sư có thể dễ dàng nhận ra được đâu là bất lợi và lợi thế cho vụ việc mình đang giải quyết, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tranh tụng mà khách hàng mình mong đợi.

Bên cạnh đó, người luật sư phải có những phẩm chất, kỹ năng của người tranh tụng, và có thể nói khả năng hùng biện là không thể thiếu ở luật sư tranh tụng.

Nếu kiến thức pháp lý là thứ vũ khí sắc nhọn, thì luật sư tranh tụng giỏi phải biết dùng kỹ năng của mình để sử dụng tốt nhất vũ khí sắc nhọn đấy. Kỹ năng của luật sư tranh tụng cần được rèn luyện qua thời gian.

Mỗi luật sư tranh tụng sẽ có cách riêng, hoặc mềm mỏng hoặc cứng rắn để thể hiện lập luận, quan điểm của mình và thuyết phục những người có thẩm quyền ra quyết định có lợi nhất đối với thân chủ dựa trên những chứng cứ khách quan và quy định của pháp luật.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các vụ án có yếu tố nước ngoài và phải sử dụng ngoại ngữ trong tranh tụng ngày càng tăng. Do đó, luật sư tranh tụng giỏi hiện này còn phải thông thạo ngoại ngữ. Điều này sẽ giúp luật sư tranh tụng có thể truyền đạt được hết nội dung mình muốn trình bày.

Đôi khi, luật sư có thể nhờ đến sự trợ giúp của phiên dịch, thông dịch. Tuy nhiên, việc chuyển tải nội dung thông qua người thứ ba sẽ có những hạn chế nhất định và đôi khi không thể truyền đạt hết ý mà luật sư tranh tụng muốn thể hiện hoặc ngược lại người phiên dịch không hiểu hay diễn đạt hết ý mà luật sư trình bày.

Cuối cùng, luật sư tranh tụng giỏi phải thành thạo các bước cần thiết của quá trình tranh tụng. Để làm được điều này, luật sư tranh tụng được yêu cầu phải có kỹ năng nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ, kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh bất ngờ trong quá trình tranh tụng.

Ngoài ra, luật sư tranh tụng giỏi còn cần sử dụng thành thạo các các phương tiện, thiết bị, máy tính hỗ trợ quá trình tranh tụng của họ.

Để trở thành luật sư tranh tụng giỏi, luật sư cần tích lũy, trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình trong suốt quá trình hành nghề. Từ đó, xây dựng uy tín, thương hiệu của một người luật sư tranh tụng.

Tại sao phải sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng

Luật Đỗ Gia Việt có nhiều năm kinh nghiệm về luật tranh tụng

Tranh tụng đóng vai trò quan trọng trong một phiên tòa, là sân khấu để luật sư thể hiện quan điểm của mình, đưa ra lý lẽ sắc bén, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thân chủ khách quan và tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được tính tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, khách hàng tìm đến luật sư tranh tụng bởi lẽ:

Thủ tục tố tụng của nền tư pháp Việt Nam rất phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về KIẾN THỨC PHÁP LUẬT vững chắc, lý lẽ sâu sắc, khách quan, công bằng cùng bản lĩnh tự tin và phong thái tự tin.
Bên cạnh phong thái vững vàng thì luật sư tranh tụng đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự theo ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, kiểm soát được lời nói và hành vi của mình không vượt ngoài vòng luật định.
Luật sư tranh tụng được cơ quan tiến hành tố tụng có sự TÔN TRỌNG NHẤT ĐỊNH. Trong hệ thống tố tụng, luật sư hoàn toàn bình đẳng với công tố viên trong việc điều tra, thu thập và xuất trình chứng cứ.
Ngoài việc có người đứng ra bảo vệ cho mình, luật sư còn giúp thân chủ ỔN ĐỊNH TÂM LÝ, đưa ra lời khuyên giúp thân chủ có niềm tin hơn về pháp luật, về cuộc sống.

Các nội dung công việc của luật sư

  • Tham gia với tư cách là luật sư tranh tụng, có thể nói luật sư đóng vai trò chủ chốt, tham gia từ khi sự vụ bắt đầu đến khi kết thúc bằng một bản án/quyết định của tòa án nhân dân. Các công việc cụ thể mà một luật sư tranh tụng thực hiện xuyên suốt quá trình tiếp nhận sự vụ bao gồm:
  • Tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ, đề ra phương án bảo vệ thân chủ một cách tối ưu nhất.
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, đề xuất, kiến nghị, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp tố tụng. Xuyên suốt quá trình tố tụng sẽ có những yêu cầu phát sinh và nhằm giúp thân chủ tốt nhất, luật sư có thể đưa ra hướng giải quyết bằng việc thay đổi biện pháp ngăn chặn: tạm giam, tạm giữ,… (trong vụ án hình sự), yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xem xét thẩm định tại chỗ,… (trong vụ án dân sự, vụ án hành chính) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ
  • Luật sư tranh tụng trực tiếp tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp/người bào chữa trong các cấp xét xử (sơ thẩm/phúc thẩm/giám đốc thẩm), tham gia hỏi (đương sự), tranh luận, phản biện, bào chữa (cho bị cáo trong vụ án hình sự),… theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
  • Thực hiện kháng cáo bản án/quyết định nếu bản án/quyết định của tòa án không khách quan, xâm phạm đến quyền và lợi ích của thân chủ. Thực hiện khiếu nại/tố cáo đối với hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng,… theo đúng quy định của Luật Khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2018.
  • Đưa ra lời khuyên, lời tư vấn tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho thân chủ.

Phí dịch vụ luật sư tranh tụng

Phí cố định

Tiêu chí để đưa ra mức phí

Mức phí dịch vụ luật sư tranh tụng được xác định thông qua đối tượng hợp đồng. Đối với từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

Trong trường hơp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.

Phương thức thanh toán

Để đảm bảo quá trình hợp tác lâu dài và mang lại hiệu quả công việc tốt, khi sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng, mức phí dịch vụ sẽ được thanh toán thành nhiều đợt như sau:

Đợt 1: ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng
Đợt 2: ngay sau khi có kết quả giải quyết công việc (theo đối tượng hợp đồng)

Các bên có thể thỏa thuận về mức phí cụ thể cho từng đợt.

Phương thức thanh toán có thể thanh toán bằng TIỀN MẶT hoặc CHUYỂN KHOẢN thông qua tài khoản ngân hàng của công ty, phù hợp với hoàn cảnh của các bên, thuận tiện trong quá trình giải quyết yêu cầu của khách hàng.

Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Phí kết quả

Đối với những vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc theo sự thỏa thuận thì các bên có thể ký kết hợp đồng hứa thưởng để thúc đẩy quá trình thực hiện công việc. Hợp đồng hứa thưởng tuân thủ quy định tại Điều 570 đến 573 Bộ luật dân sự 2015 và không vi phạm điều cấm luật, không trái đạo đức xã hội đặc biệt là đảm bảo tuân thủ quy tắc 9 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Thời hạn chi trả được tiến hành ngay sau khi có kết quả thực hiện công việc.
Đảm bảo chi phí phù hợp với nội dung công việc
Với uy tín đặt lên hàng đầu, công ty Luật Việt Phú sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp với hoàn cảnh của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng thực hiện công việc mà các bên đã thỏa thuận theo đối tượng hợp đồng.

Nghĩa vụ cam kết chất lượng tư vấn

Với tôn chỉ “Tận tâm – uy tín – hiệu quả”, công ty Luật Đỗ Gia Việt cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư tranh tụng. Bên cạnh đảm bảo về về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.

Không chỉ thế, dịch vụ luật sư tranh tụng của công ty Luật Đỗ Gia Việt luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nổ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng.

Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, công ty Luật Đỗ Gia Việt còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcBị chủ nợ đánh gây thương tích, kiện được không?
Bài tiếp theoQuy định về giá xây dựng công trình, suất vốn đầu tư xây dựng