
Em cho bạn vay 3 triệu đồng và lấy lãi 500.000 đồng một tháng mà bạn chưa trả hết. Vậy em viết đơn tố cáo thì mình có bị truy tố về tội cho vay lãi nặng không? (Mong luật sư cho tình huống cụ thể).
Em cho bạn vay 3 triệu đồng và lấy lãi 500.000 đồng một tháng mà bạn chưa trả hết. Vậy em viết đơn tố cáo thì mình có bị truy tố về tội cho vay nặng lãi không? (Mong luật sư cho tình huống cụ thể). Bạn đọc M.H. (Hà Nội) gửi câu hỏi.
Luật sư trả lời về quy định cho vay lãi nặng như sau:
Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận của các bên vượt quá mức lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.
Như vậy, một người sẽ bị truy tố về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nếu: i) cho vay với mức lãi suất 100%/năm trở lên; và ii) thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo các tình huống cụ thể mà bạn đưa ra, chúng tôi sẽ tính lãi suất cho vay đối với từng trường hợp như sau:
* Trường hợp 1: Lấy lãi 500.000 đồng/ngày:
Lãi suất = [(500.000 đồng/ngày x 30 ngày)/3.000.000 đồng] x 100 = 500%/tháng = 6000%/năm.
* Trường hợp 2: Lấy lãi 500.000 đồng/tháng:
Lãi suất = (500.000 đồng/3.000.000 đồng) x 100 = 16,67%/tháng = 200%/năm.
* Trường hợp 3: Lấy lãi 500.000 đồng/6 tháng:
Lãi suất = [(500.000 đồng/6 tháng)/3.000.000 đồng] x 100 x 12 tháng = 33,33%/năm
* Trường hợp 4: Lấy lãi 500.000 đồng/năm
Lãi suất = (500.000 đồng/3.000.000 đồng) x 100 = 16,67%/năm
Căn cứ mức lãi suất được tính trong các tình huống cụ thể nêu trên, trường hợp 1 và trường hợp 2 mức lãi suất đã vượt quá 100%/năm.
Bạn cần xem xét trong các trường hợp 1 và trường hợp 2 này bạn đã thu lợi bất chính số tiền lãi vượt quá 30 triệu đồng hoặc bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hay chưa. Nếu thỏa cả hai điều kiện này, bạn sẽ bị truy tố về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino