Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí là hành vi nguy hiểm cho xã hội và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Người phạm tội khi bị bắt được quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Một trong những người bào chữa được ưu tiên là luật sư. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến việc thuê luật sư bào chữa cho loại tội phạm này đến quý bạn đọc.
Bộ luật hình sự quy định:
“Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
“Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Trong đó, theo quy định tại điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 thì:
– Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
– Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
– Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.
Trong trường hợp của bạn, bạn sử dụng hộp quẹt hình cây súng rulo chế tạo lại để làm công cụ hỗ trợ khi có sự cố xảy ra.Chiểu theo quy định trên thì đây không được coi là vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng hay các công cụ hỗ trợ. Do vậy bạn không vi phạm quy định tại điều 230, 233 nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của luật sư trong bào chữa tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng
Quyền và nghĩa vụ của luật sư tham gia bào chữa cho tội phạm thuộc tội danh tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng như sau:
- Luật sư với quyền hạn của mình có thể sẽ thực hiện được những động thái pháp lý, bảo vệ thân chủ mình như kiến nghị đổi tội danh, kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn (tạm giam), kiến nghị thay đổi khung hình phạt
- Phân tích, chứng minh cung cấp tài liệu về các tình tiết giảm nhẹ hình phạt
- Tham gia tranh tụng tại phiên tòa, có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, suy đoán có cơ sở pháp lý, đúng luật hòng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
- Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
- Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?
Trong một vụ án hình sự, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định tại (điểm a khoản 2 Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Luật sư tham gia bào chữa cho người phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy từ khi khởi tố bị can được quy định tại (điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì luật sư tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xét xử hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Vai trò của luật sư trong bào chữa tội tàng trữ, mua bán trái phép chất vũ khí quân dụng
Giai đoạn điều tra
Theo quy định tại (Điều 73 Bộ luật hình sự 2015), trong giai đoạn điều tra, luật sư có vai trò:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định pháp luật.
Giai đoạn truy tố
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu phát hiện tình tiết chưa được làm rõ gây bất lợi cho bị can, bị cáo luật sư đề nghị Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ
- Hướng dẫn người phạm tội tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị cán, bị cáo
- Đề nghị cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
- Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.
Giai đoạn xét xử
Bắt đầu phiên tòa:
- Luật sư có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa thay đổi cơ quan tiến hành tố tụng khi có căn cứ xác định trong số họ không trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ.
- Tại phiên tòa, luật sư có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét.
Quá trình tranh tụng ở tòa:
- Luật sư trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp với Kiểm sát viên về những nội dung tranh luận.
- Thời gian tranh luận không bị giới hạn nên luật sư được thể hiện bản lĩnh pháp lý, kinh nghiệm hành nghề, năng lực chuyên môn và kỹ năng tranh tụng của mình.
Nghị án và tuyên án:
Có quyền kháng cáo của thân chủ khi nhận thấy bản án không phản ánh khách quan, có dấu hiệu, hành vi vi phạm tố tụng hình sự và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
Phí luật sư tham gia bào chữa trong vụ án tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng
Trong trường hợp luật sư tham gia bào chữa Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phí dịch vụ luật sư được tính theo một trong hai cách thức sau:
- Phí cố định: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán cho luật sư theo từng tiến độ giải quyết vụ án.
- Phí kết quả: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán cho luật sư theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
- Cụ thể, đối với chi tiết của từng sự, vụ phí dịch vụ luật sẽ có những mức khác nhau.
Trên đây là bài viết liên quan đến việc luật sư tham gia bào chữa trong tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc đang cần tìm dịch vụ luật sư hình sự, xin vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline 1900.599.979 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino